Doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải theo quy luật “tự sinh, tự diệt”

NGUYỄN GIANG 19/11/2021 15:30

Dự luật mới về quản lý vốn Nhà nước với nhiều thay đổi đang được Bộ Tài chính xây dựng. Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải vận động theo đúng quy luật “tự sinh, tự diệt”…

>>Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 1: Thực hiện “ồ ạt”... thất thoát “khổng lồ”

hihihi

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Ảnh minh họa

Những năm trước đây, các tập đoàn, tổng công ty 90, 91 hay gọi chung là các doanh nghiệp Nhà nước được xem là “quả đấm thép” dẫn dắt nền kinh tế. Nhiều thương hiệu doanh nghiệp Nhà nước lớn xuất hiện trên thị trường, như: Các nhà máy đóng tàu hay con tàu vận tải lớn của Vinashin; các doanh nghiệp xây dựng cầu đường lớn như Cầu Thăng Long, CIENCO 1, 5, 6, 8; các doanh nghiệp xây dựng hàng đầu như Sông Đà, Lilama, Licogi, Coma; các tổng công ty lương thực miền Nam, miền Bắc, Cao su, hay Gang thép Thái Nguyên…

Nhưng rồi, không ít các “quả đấm thép” trở thành những gánh nặng cho nền kinh tế khi đầu tư ngoài ngành thua lỗ, các dự án đầu tư nghìn tỷ mất vốn không biết đến bao giờ mới thu hồi được (như 12 dự án ngành Công Thương). Những phi vụ hô biến tài sản công thông qua bán rẻ đất đai, làm méo mó số liệu trước khi cổ phần hoá các thương hiệu đi cùng việc quản lý yếu kém đã khiến hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước trở thành các “con nghiện” đốt tiền ngân sách.

Để khắc phục tồn tại kéo dài, Bộ Tài chính đang xây dựng Dự án Luật sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp thay thế luật ban hành năm 2014. Bộ Tài chính đề xuất ban hành danh mục các lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước tham gia theo hướng thu hẹp dần. Bổ sung quy định quản lý, giám sát các công ty con do công ty mẹ là doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vốn. Theo đó, nguồn lực thu từ lợi nhuận, cổ tức (kể cả nguồn lợi đầu tư vào các công ty con), nguồn tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước chuyển toàn bộ vào ngân sách để tập trung quản lý.

>> Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 2: Ai được, ai mất?

Nhà nước chỉ đầu tư tiếp vốn vào một số lĩnh vực cần nắm giữ, lĩnh vực có vai trò quan trọng, còn lại dùng đầu tư phát triển. Cùng với đó, giảm tỷ lệ phân phối lợi nhuận doanh nghiệp được để lại để đầu tư, quỹ phúc lợi, khen thưởng (tối đa 2 tháng quỹ lương thay vì 3 tháng như hiện hành).

Về chi đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước khi đầu tư cũng quản lý như với đầu tư công, dự án có quy mô vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải được Quốc hội quyết định chủ trương, mức vốn thấp hơn sẽ do Chính phủ quyết định và phân cấp quyết định. Để hạn chế việc đầu tư vô tội vạ, dự án luật bổ sung quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (tư nhân) và công ty mẹ không được cho công ty con vay vốn (công ty con phải tự vay, tự trả).

Về cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, ngoài Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất lập một số tổ chức đại diện vốn ở các bộ ngành, địa phương có nhiều doanh nghiệp Nhà nước lớn; tách các tổ chức đầu tư kinh doanh vốn nhà nước như Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thành mô hình quỹ đầu tư. Cho phép Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty thuê người điều hành doanh nghiệp.

hihihi

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho biết, tính tới hết năm 2020, cả nước còn hơn 807 doanh nghiệp có vốn góp nhà nước (chưa bao gồm các doanh nghiệp tái cơ cấu riêng như: SBIC, Tổng Công ty Viễn thông toàn cầu; 44 doanh nghiệp của 2 cơ quan chưa báo cáo; các ngân hàng thương mại nhà nước).

Các doanh nghiệp này nắm giữ tổng tài sản trên 3,67 triệu tỷ đồng (khối tập đoàn, tổng công ty chiếm 80% tổng tài sản). Tổng vốn chủ sở hữu trên 1,7 triệu tỷ đồng (khối các tập đoàn, tổng công ty chiếm 88%). Tổng doanh thu các doanh nghiệp Nhà nước trên 1,98 triệu tỷ đồng (giảm 12% so với năm 2019), lợi nhuận sau thuế 162,9 nghìn tỷ đồng. Năm qua, các doanh nghiệp Nhà nước đã nộp ngân sách trên 307,8 nghìn tỷ đồng (giảm 14% so với năm 2019).

Hiện phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp tập trung các lĩnh vực, gồm: cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu; phục vụ quốc phòng, an ninh.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, mục tiêu sửa luật phải tạo được nền tảng pháp lý cho mục tiêu cải cách, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước vào doanh nghiệp. Trước tiên, cần thay đổi khái niệm về “vốn nhà nước tại doanh nghiệp” cho đúng bản chất đầu tư vốn, khi nhà nước đã đầu tư vốn, tài sản, đó phải là của doanh nghiệp, nhà nước là nhà đầu tư, từ đó giảm sự can thiệp sâu của cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là về nhân sự, tiền lương, dự án đầu tư...

Theo ông Cung, luật cần sửa theo hướng không quy định cơ quan chủ sở hữu (cơ quan Nhà nước) có quyền “quyết định” các vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước. Việc quyết định là quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp, kể cả các dự án đầu tư lớn. Triển khai cơ chế trả lương, thưởng theo thỏa thuận với các vị trí điều hành, tách người quản lý doanh nghiệp khỏi chế độ viên chức, công chức. Bên cạnh đó, cần xác định rõ cơ quan thực thi quyền chủ sở hữu nhà nước đối với vốn đầu tư tại doanh nghiệp.

Cụ thể, Quốc hội quyết định chính sách sở hữu đối với vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp, các mục tiêu tăng giá trị vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận; mục tiêu tạo ra công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới, thiết yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (theo nguyên tắc không bao cấp).

Chính phủ chỉ đạo, giám sát và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về thực hiện các nhiệm vụ chủ sở hữu. Cơ quan chủ sở hữu là tổ chức quản lý và kinh doanh vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, thực hiện quyền chủ sở hữu với vai trò cổ đông, không phải cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan Nhà nước không phải chủ sở hữu không được ra các quyết định thuộc lĩnh vực quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.

Cần thể chế hoá việc doanh nghiệp Nhà nước tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội do nhà nước giao theo cơ chế đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh, công khai; xác định rõ giá thành, chi phí, trách nhiệm và quyền lợi của nhà nước. Việc sửa luật về quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cũng cần bổ sung các quy định về niêm yết doanh nghiệp Nhà nước trên thị trường chứng khoán, để minh bạch hoạt động doanh nghiệp. Không sử dụng cổ phần hóa làm phương thức chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước, thay bằng mua, bán cổ phần, sáp nhập; việc mua lại doanh nghiệp Nhà nước, phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hoạt động đầu tư kinh doanh vốn bình thường”, ông Cung chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 9: Cienco 1 liên tục đi “lùi”!

    Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 9: Cienco 1 liên tục đi “lùi”!

    04:00, 19/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 8: Vì sao người lao động “kêu cứu”?

    Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 8: Vì sao người lao động “kêu cứu”?

    04:00, 18/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 7: Thất thoát lớn tại CIENCO 1

    Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 7: Thất thoát lớn tại CIENCO 1

    04:00, 17/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 5: “Chuỗi” sai phạm nghiêm trọng tại ACV

    Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 5: “Chuỗi” sai phạm nghiêm trọng tại ACV

    12:20, 11/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 4: Miếng bánh “béo bở” ACV

    Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 4: Miếng bánh “béo bở” ACV

    03:50, 10/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 3:

    Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 3: "Cổ phần hóa mặt tiền”

    11:00, 09/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 2: Ai được, ai mất?

    Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 2: Ai được, ai mất?

    03:30, 08/08/2021

NGUYỄN GIANG