Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với giải pháp Make in Vietnam

MINH NGỌC 14/06/2023 15:22

Các doanh nghiệp nhà nước nên tập trung làm những nền tảng, hạ tầng số mà doanh nghiệp tư nhân không làm được, tạo bệ phóng cho người dân và doanh nghiệp tư nhân phát triển.

>>Nam Định: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực công nghệ số

Tại Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế Trung ương, bà Đinh Thị Thúy – Tổng Giám đốc MISA cho biết, Việt Nam đang có những lợi thế nhất định trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số. Thứ nhất, nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ có khả năng nhạy bén với các xu hướng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, khoa học dữ liệu, Internet vạn vật… Thứ hai, các giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam có giá thành hợp lý, thiết kế phù hợp với đặc thù các đơn vị, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam, tối ưu hiệu năng hơn so với những hệ thống phần mềm nước ngoài.

Bà Đinh Thị Thúy – Tổng Giám đốc MISA

Bà Đinh Thị Thúy – Tổng Giám đốc MISA

Theo đó, để giải quyết bài toán cho doanh nghiệp Việt,  MISA đã phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Đây là giải pháp được phát triển theo mô hình hội tụ dữ liệu giúp quản trị mọi hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm tài chính – kế toán, marketing – bán hàng, quản trị nhân sự và văn phòng số. Ngoài ra, MISA AMIS kết nối với các bên thứ ba, mở rộng hệ sinh thái cho doanh nghiệp, đặc thù hóa tối đa theo yêu cầu của mỗi khách hàng. “Dễ tiếp cận – Rẻ – Nhanh mang đến kết quả” là 3 tiêu chí quan trọng nhất MISA đặt ra để làm ra giải pháp quản trị doanh doanh nghiệp tối ưu, phục vụ chính xác nhu cầu của doanh nghiệp.

Phát huy thế mạnh trong việc phát triển các giải pháp chuyển đổi số tài chính – kế toán, MISA đưa vào triển khai nền tảng vay vốn tín chấp doanh nghiệp MISA Lending nhằm kết nối các doanh nghiệp với các ngân hàng uy tín. Các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử… của MISA có thể thực hiện vay vốn online 100% qua nền tảng MISA Lending mà không cần tài sản đảm bảo, tỷ lệ vay vốn thành công cũng được ngân hàng xác nhận là cao gấp 8 lần so với hình thức doanh nghiệp vay vốn tín chấp truyền thống trước đây.

>>Công nghệ số: Giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp sản xuất tăng trưởng và cạnh tranh

Đối với cộng đồng hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, MISA phát triển nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP. Đây là giải pháp kết nối các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng trên toàn quốc với mức chi phí tiết kiệm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ được dữ liệu tài chính của mình ngay cả khi thuê dịch vụ kế toán. Nền tảng MISA ASP đã và đang được gần 16.000 doanh nghiệp đang sử dụng.

Phát huy thế mạnh trong việc phát triển các giải pháp chuyển đổi số tài chính – kế toán, MISA đưa vào triển khai nền tảng vay vốn tín chấp doanh nghiệp MISA Lending nhằm kết nối các doanh nghiệp với các ngân hàng uy tín.

Phát huy thế mạnh trong việc phát triển các giải pháp chuyển đổi số tài chính – kế toán, MISA đưa vào triển khai nền tảng vay vốn tín chấp doanh nghiệp MISA Lending nhằm kết nối các doanh nghiệp với các ngân hàng uy tín.

MISA cũng triển khai các giải pháp chuyển đổi số dành cho các cơ quan Nhà nước và trường học. Là giải pháp đồng hành phát triển ngành tài chính, nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov hợp nhất các nghiệp vụ thành một hệ thống, giúp hội tụ dữ liệu toàn ngành, toàn địa phương, từ đó cung cấp các báo cáo đa chiều, trực quan, giúp lãnh đạo Bộ, ban, ngành có số liệu đầy đủ về tình hình sử dụng ngân sách nhà nước để kịp thời ra các quyết định điều hành hợp lý. 

Nền tảng giáo dục MISA EMIS chuyển đổi số ngành giáo dục, tập trung vào 4 mảng chính gồm: quản lý giáo dục, quản lý trường học, cổng thông tin nhà trường – phụ huynh và phân tích dữ liệu giáo dục với đầy đủ các nghiệp vụ cùng tính năng kết nối mở, linh hoạt với các đối tác thứ ba như các ứng dụng học trực tuyến.

Kiến nghị với Chính phủ, đại diện MISA đề xuất các doanh nghiệp nhà nước nên tập trung làm những nền tảng, hạ tầng số mà doanh nghiệp tư nhân không làm được, tạo bệ phóng cho người dân và doanh nghiệp tư nhân phát triển. Ngoài ra, các cơ quan, Bộ, ban, ngành cần tập trung xây dựng thể chế chính sách, tiêu chí, tiêu chuẩn đối với phần mềm do tư nhân phát triển, nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghệ của người Việt, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghệ thông tin trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực bảo hiểm Bài 1: Xu hướng của Insurtech

    Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực bảo hiểm Bài 1: Xu hướng của Insurtech

    16:08, 13/06/2023

  • Nam Định: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực công nghệ số

    Nam Định: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực công nghệ số

    00:10, 13/06/2023

  • Quảng Ninh: Đưa công nghệ số trong xúc tiến thương mại

    Quảng Ninh: Đưa công nghệ số trong xúc tiến thương mại

    03:00, 09/06/2023

  • Công nghệ số: Giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp sản xuất tăng trưởng và cạnh tranh

    Công nghệ số: Giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp sản xuất tăng trưởng và cạnh tranh

    10:45, 24/03/2023

  • Rộng mở cơ hội xuất khẩu công nghệ số

    Rộng mở cơ hội xuất khẩu công nghệ số

    02:30, 19/03/2023

  • Song hành chuyển đổi xanh và chuyển đổi số

    Song hành chuyển đổi xanh và chuyển đổi số

    15:49, 13/06/2023

  • Chuyển đổi số các doanh nghiệp nước sạch

    Chuyển đổi số các doanh nghiệp nước sạch

    00:06, 11/06/2023

  • Báo chí

    Báo chí "bắt tay" doanh nghiệp để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số

    11:48, 08/06/2023

MINH NGỌC