Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực bảo hiểm - Bài 1: Xu hướng của Insurtech

Diendandoanhnghiep.vn Xu hướng sử dụng dịch vụ trực tuyến để thực hiện các hoạt động mua sắm và giải quyết các sự kiện sau bán hàng ngày càng tăng trong đó có lĩnh vực bảo hiểm.

>>Bảo hiểm Liberty tiên phong xu hướng số hoá ngành bảo hiểm

Sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ như dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đã mang đến những thay đổi lớn cho ngành bảo hiểm truyền thống. 

 Bảo hiểm Hàng không (VNI) và Global Care hợp tác cung cấp dịch vụ bảo hiểm trên nền tảng công nghệ

Bảo hiểm Hàng không (VNI) và Global Care hợp tác cung cấp dịch vụ bảo hiểm trên nền tảng công nghệ

Việc nghiên cứu về xu hướng ứng dụng công nghệ số trong các nghiệp vụ của ngành bảo hiểm (InsurTech) là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp để mở rộng hệ sinh thái của mình và ứng dụng những kinh nghiệm triển khai InsurTech trên thế giới để phù hợp với môi trường kinh doanh bảo hiểm khác nhau của các quốc gia trong đó có Việt Nam.

InsurTech là gì?

Insurtech là thuật ngữ kết hợp từ hai từ "insurance" (bảo hiểm) và "technology" (công nghệ), chỉ sự ứng dụng của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong ngành bảo hiểm. Insurtech có thể áp dụng các công nghệ như blockchain, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), big data và tự động hóa quy trình để cải thiện hiệu quả, tăng cường trải nghiệm khách hàng và thay đổi cách thức các công ty bảo hiểm hoạt động (Cortis et al., 2019).

Các nghiên cứu về InsurTech chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực ứng dụng công nghệ đặc thù trong ngành bảo hiểm. Bharal và Shapiro (2016) đã nghiên cứu ứng dụng AI trong ngành bảo hiểm, phân tích cả người tiêu dùng và công nghệ, đồng thời dự đoán rằng nó sẽ tác động đến phí bảo hiểm và tạo ra sự đột biến cho các lĩnh vực khác trong ngành, chẳng hạn như sản phẩm và dịch vụ. Blockchain cũng được dự đoán là có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp bảo hiểm (Bharal & Shapiro, 2016).

Crawford, Meadows và Piesse (2016) đã thảo luận về các tác động đối với InsurTech và cho rằng một số tính năng của blockchain, chẳng hạn như dữ liệu phân cấp và chống giả mạo sẽ tăng tính minh bạch giữa khách hàng và công ty bảo hiểm, đồng thời cải thiện rủi ro của công ty bảo hiểm do các đại lý bảo hiểm gây ra (Crawford, Meadows, & Piesse, 2016).

>>Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện

Ảnh hưởng của InsurTech

Các nghiên cứu chỉ ra sự phát triển nhanh chóng của InsurTech đã ảnh hưởng lớn đến ngành bảo hiểm truyền thống theo hai cách chính.

Thứ nhất, với tư cách là một kênh phân phối mới, internet đã thay đổi cơ cấu bán hàng của ngành bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải thay đổi để bắt kịp hệ sinh thái kinh doanh mới. Việc giảm hoa hồng phải trả cho đại lý bảo hiểm và phí quản lý đã tác động tới việc giảm phí các sản phẩm bảo hiểm và tăng nhu cầu mua bảo hiểm của khách hàng.

Thứ hai, sự phát triển của thương mại điện tử đã tạo ra sự phân hóa trong nhu cầu về các loại bảo hiểm trên thị trường. Thêm vào đó, bảo hiểm “theo yêu cầu và theo thời gian” dựa trên đánh giá rủi ro cá nhân đang trở thành trọng tâm mới của ngành bảo hiểm công nghệ thay vì áp dụng một mức phí chung như ngành bảo hiểm truyền thống đang làm. Ví dụ trong các lĩnh vực bảo hiểm xe hơi thì việc đưa ra mức phí sẽ dựa trên việc sử dụng và quãng đường đi được cũng như các chỉ số cơ học trong quá trình điều khiển xe ô tô và thông tin này được tổng hợp bởi những con chip thông minh được gắn vào xe tham gia bảo hiểm.

Sự khác biệt từ InsurTech

Svetlana (2016) nhận thấy rằng các công ty bảo hiểm truyền thống thu hút khách hàng bằng sản phẩm bảo hiểm và hệ thống đại lý bán hàng của họ, trong khi các công ty InsurTech nhấn mạnh vào quy trình và kinh nghiệm mua sản phẩm bảo hiểm (Svetlana, 2016). Các doanh nghiệp bảo hiểm truyền thống thường giao tiếp với khách hàng một cách gián tiếp (thông qua các trung gian bảo hiểm mà phần lớn là đại lý), trong khi các công ty InsurTech thường tương tác trực tiếp với khách hàng; Các công ty InsurTech cũng đã sử dụng dữ liệu lớn để tập trung hơn vào tiếp thị chính xác nhằm vào các nhóm khách hàng cụ thể.

Braun và Schreiber (2017) đã thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm về các công ty khởi nghiệp InsurTech từ ba khía cạnh: loại hình kinh doanh, mô hình kinh doanh và vị trí trong chuỗi giá trị bảo hiểm. Họ phát hiện ra rằng nhiều công ty InsurTech chỉ đơn giản thêm các mô hình thương mại điện tử hoặc kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh truyền thống của họ mà không có bất kỳ sự đổi mới đột phá nào trong mô hình kinh doanh của họ (Braun & Schreiber, 2017).

Nghiên cứu về thái độ và phản ứng của InsurTech và các công ty bảo hiểm truyền thống đối với làn sóng công nghệ. Braun và Schreiber (2017) lập luận rằng các trung gian bảo hiểm có xu hướng cạnh tranh với các công ty InsurTech, trong khi các công ty bảo hiểm truyền thống vẫn trung lập và các công ty tái bảo hiểm tích cực tìm cách hợp tác với các công ty bảo hiểm công nghệ.

(*) TS. Đỗ Thùy Dung  - TS. Tô Thị Hồng, Khoa Bảo hiểm – Trường Đại học Lao động Xã hội;  Ths Lê Trần Hà Trang, Khoa Bảo hiểm – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Bài 2: Triển khai InsurTech trong doanh nghiệp bảo hiểm

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực bảo hiểm - Bài 1: Xu hướng của Insurtech tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714268718 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714268718 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10