TS Vũ Thành Tự Anh làm Tổ trưởng Tổ tư vấn chính sách phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế tại TP.HCM

ĐÌNH ĐẠI 27/07/2021 12:53

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký Quyết định thành lập Tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM.

Lập Tổ tư vấn gồm 8 thành viên

Theo đó, Tổ tư vấn gồm 8 thành viên có nhiệm vụ chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể cho Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong để lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác chống dịch, phục hồi sản xuất.

Tổ tư vấn do TS Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam làm Tổ trưởng.

Tổ tư vấn gồm 8 thành viên, do TS Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam làm Tổ trưởng.

Tổ tư vấn do TS Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam làm Tổ trưởng. Tổ phó là TS Trương Minh Huy Vũ, Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP.HCM. 

Các thành viên gồm: PGS.TS Trần Hoàng Hải, giảng viên cao cấp - Quyền Hiệu trưởng Đại học Luật TP.HCM; PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM; TS Nguyễn Ngọc Nhã Nam, VNTI và Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP. HCM; PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam và PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Đại học Y dược TP.THCM.

Tổ tư vấn có nhiệm vụ chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể cho Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong để lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác chống dịch, phục hồi sản xuất góp phần thực hiện "mục tiêu kép". 

Tổ tư vấn sẽ được tham dự các buổi họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM (trực tiếp hoặc trực tuyến) và dự một số cuộc họp cần thiết về công tác phòng, chống dịch. Tổ tư vấn cũng được cung cấp thông tin liên quan đến tình hình dịch, phối hợp với Trung tâm Phân tích dữ liệu của Thành phố để chuẩn hóa dữ liệu và hoàn thiện hệ thống dữ liệu liên quan đến công tác phòng, chống dịch. 

Trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm, Tổ tư vấn bảo đảm tính độc lập, khách quan, khoa học và chịu trách nhiệm về nội dung, ý kiến tư vấn, đề xuất. Thành viên tổ tư vấn được yêu cầu tuân thủ các quy định về phát ngôn, bảo mật những nội dung được yêu cầu tư vấn, tham mưu cho Ban chỉ đạo; không được cung cấp thông tin, tài liệu rộng rãi có liên quan trong quá trình tư vấn. 

Tăng cường biện pháp quản lý khu phong tỏa

Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng đã ký văn bản khẩn về tăng cường các biện pháp quản lý khu phong tỏa tại Thành phố.

Thành phố cũng tăng cường các biện pháp quản lý khu cách ly, phong tỏa.

Thành phố cũng tăng cường các biện pháp quản lý khu cách ly, phong tỏa.

UBND TP.HCM nhìn nhận trong thời gian qua, việc quản lý tại các khu phong tỏa chưa chặt chẽ, hiệu quả. Thực tế cho thấy đã có sự lây lan trong khu phong tỏa làm F0 tăng nhiều. Do đó, UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương tăng cường các biện pháp quản lý tại các khu phong tỏa.

Theo đó, trên cơ sở đánh giá vị trí, diện tích, số ca nhiễm và các yếu tố nguy cơ dịch tễ, ảnh hướng đến sự lây nhiễm của dịch bệnh, các địa phương xác định phạm vi phong tỏa phù hợp: không hẹp quá bỏ sót F0, F1 nhưng cũng không rộng quá ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân.

Cụ thể, số F0 được phát hiện ngay trước lúc phong tỏa, vị trí sống của F0. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây nhiễm như mức độ giao lưu tiếp xúc của F0, môi trường sống tại khu vực, tình trạng nhà ở (nhà hẹp, nhiều người...), trong hẻm nhỏ hoặc mặt tiền đường, mức độ tập trung và giao tiếp của người dân...

Để nhanh chóng "làm sạch, làm xanh" khu phong tỏa, địa phương phải xét nghiệm bằng test nhanh trước, PCR sau và đưa tất cả người có nguy cơ cao (F0, F1) ra khỏi khu phong tỏa, đưa đến cơ sở cách ly. Cách ly tại nhà với F0, F1 đủ điều kiện chống lây nhiễm và cam kết thực hiện quy định cách ly.

Về giải tỏa, địa phương làm theo nguyên tắc giải tỏa từng phần, trước tiên là khu vực ít nguy cơ, đến khu vực nguy cơ vừa, sau cùng là nguy cơ rất cao. Một khu vực đạt tiêu chuẩn giải tỏa nhưng còn hộ phải tiếp tục cách ly (hộ có F1, F0 cách ly tại nhà) cũng được giải tỏa và tiếp tục quản lý nghiêm hộ còn phải cách ly.

Tiêu chí để xem xét giải tỏa từng phần gồm: Khu vực nguy cơ thấp xét nghiệm lần 1 sau 5 ngày không phát hiện ca F0 mới; khu vực nguy cơ vừa xét nghiệm lần 2 sau 5 ngày không phát hiện F0 mới; khu vực nguy cơ rất cao xét nghiệm lần 3 sau 5 ngày không phát hiện F0 mới.

Địa phương phải thành lập Tổ công tác quản lý tại các khu phong tỏa với sự tham gia của công an, quân sự, y tế, thanh niên xung phong, tình nguyện viên, thành viên tổ COVID-19 cộng đồng...

Tổ quản lý này có trách nhiệm tiếp nhận thông tin đầy đủ về hộ dân trong khu phong tỏa, lập danh sách và ghi nhận số điện thoại từng hộ dân, hỗ trợ điều tra phân loại nguy cơ từng hộ; tổ chức "đi chợ thay", tiếp nhận nhu yếu phẩm thiết yếu và cung cấp cho hộ dân, không để người dân tự ra ngoài nhận trực tiếp. Lực lượng công an, quân đội thường xuyên tổ chức tuần tra, giám sát, đảm bảo quy định giãn cách; có hình thức cưỡng chế, xử phạt nghiêm hành vi vi phạm.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Những trường hợp nào được hoạt động sau 18 giờ?

    TP.HCM: Những trường hợp nào được hoạt động sau 18 giờ?

    18:12, 26/07/2021

  • 25 tấn rau củ quả chuyển từ Tiền Giang đã có mặt tại TP.HCM

    25 tấn rau củ quả chuyển từ Tiền Giang đã có mặt tại TP.HCM

    10:17, 24/07/2021

  • Bộ Y tế sẽ cấp 1 triệu viên Xuyên tâm liên điều trị COVID-19 cho TP.HCM

    Bộ Y tế sẽ cấp 1 triệu viên Xuyên tâm liên điều trị COVID-19 cho TP.HCM

    00:00, 25/07/2021

  • NÓNG: TP.HCM tăng cường Chỉ thị 16, người dân không được ra khỏi nhà

    NÓNG: TP.HCM tăng cường Chỉ thị 16, người dân không được ra khỏi nhà

    10:56, 23/07/2021

  • Bộ Xây dựng lập Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM

    Bộ Xây dựng lập Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM

    16:39, 20/07/2021

ĐÌNH ĐẠI