Kỳ lân VNG chính thức rút hồ sơ IPO tại sàn chứng khoán Mỹ
Trong một văn bản trên trang web của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), "kỳ lân" công nghệ VNG Limited đã chính thức rút hồ sơ IPO tại sàn chứng khoán Mỹ.
Kỳ lân VNG được thành lập năm 2004, tên ban đầu là Công ty cổ phần Trò chơi Vi Na (Vinagame), vốn điều lệ 15 tỷ đồng, và hiện đạt hơn 287 tỷ đồng, sau khi vừa hủy hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ. VNG là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam (công ty khởi nghiệp có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên) và đã ký thỏa thuận sơ bộ vào năm 2017 với Sàn giao dịch Nasdaq để tiến hành IPO.
Theo CEO Lê Hồng Minh chia sẻ, tôi muốn VNG thực hiện IPO ở vị thế vững chắc và có cơ hội tăng giá tốt nhất sau khi lên sàn. Bất chấp tình hình vĩ mô đầy thách thức trong năm 2023, tất cả hoạt động kinh doanh của VNG đều đang phát triển tốt và công ty đang nhìn thấy những cơ hội lớn trong nỗ lực toàn cầu và AI của mình. VNG là nhà phát hành game hàng đầu thị trường Việt và có kế hoạch mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Trong năm 2022, doanh thu của VNG đạt 316 triệu USD.
VNG Limited, có trụ sở tại quần đảo Cayman, là cổ đông lớn nhất tại Công ty cổ phần VNG, nắm giữ tỷ lệ 49%. Hồ sơ cũng tiết lộ kế hoạch hợp tác với CTCP Công nghệ BigV sau khi IPO, trong đó BigV sẽ thế chấp toàn bộ 21,3% cổ phần VNG tại VNG Limited trong vòng 30 ngày sau khi thương vụ hoàn tất. Những thỏa thuận này được coi là quan trọng đối với cơ cấu và quản trị doanh nghiệp sau khi hoàn thành IPO, đặc biệt là để giới hạn mức sở hữu nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư tại Việt Nam.
Vào tháng 8/2023, VNG Limited đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên SEC, tiết lộ kế hoạch IPO cổ phiếu phổ thông loại A với mã giao dịch VNG tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market.
Hồ sơ nộp lên SEC của VNG Limited bao gồm các nhà bảo lãnh phát hành cho đợt IPO bao gồm như: Tencent, Ant Group, GIC, và Temasek. Trong đó, VNG Limited dự kiến sẽ phát hành thêm 7,5 triệu cổ phiếu cho Tencent sau khi hoàn tất IPO. Nếu thương vụ thành công, Tencent và Ant Group sẽ sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu hạng A của VNG Limited, chiếm 53,1% lợi ích kinh tế tại công ty.
VNG Limited, có trụ sở tại quần đảo Cayman, là cổ đông lớn nhất tại CTCP VNG, nắm giữ tỷ lệ 49%. Hồ sơ cũng tiết lộ kế hoạch hợp tác với CTCP Công nghệ BigV sau khi IPO, trong đó BigV sẽ thế chấp toàn bộ 21,3% cổ phần VNG tại VNG Limited trong vòng 30 ngày sau khi thương vụ hoàn tất. Những thỏa thuận này được coi là quan trọng đối với cơ cấu và quản trị doanh nghiệp sau khi hoàn thành IPO, đặc biệt là để giới hạn mức sở hữu nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư tại Việt Nam.
Đại diện VNG cho biết số tiền thu được từ đợt IPO sẽ được sử dụng để trả cho các nhà đầu tư nước ngoài ban đầu là cổ đông trực tiếp của công ty và trả các khoản vay chưa trả. VNG đồng thời có kế hoạch tài trợ cho khoản đầu tư vào công ty khởi nghiệp Fintech, cùng với một số công ty khác.
Từ nguồn tin từ Reuters cho biết, cuối tháng 9/2023, VNG thông báo tạm dừng niêm yết với lý do thị trường không thuận lợi. Quyết định này được đưa ra sau khi công ty và các cố vấn tổ chức các cuộc họp sớm với nhà đầu tư, trước khi có một buổi roadshow chính thức.
Theo Seth Farbman, Chủ tịch và đồng sáng lập của Công ty VStock Transfer chia sẻ, kết quả trong tương lai của kế hoạch IPO của các công ty khởi nghiệp này không thể được đảm bảo, nhưng sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc niêm yết quốc tế và sự hiện diện của những công ty đáng chú ý trong khu vực cho thấy một bối cảnh đầy hứa hẹn cho các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đang tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận và tiếp cận thị trường vốn toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp lo lắng khi phải cắt giảm việc làm
01:07, 26/01/2024
Công ty khởi nghiệp Fintech cắt giảm nhân sự trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái
01:23, 25/01/2024
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp
18:10, 23/01/2024
Công ty khởi nghiệp Rabbit phát triển thiết bị AI cầm tay giá 199 USD
11:56, 23/01/2024