Chủ tịch Samsung trắng án: Kỳ vọng sự trở lại mạnh mẽ

NGUYỄN CHUẨN 08/02/2024 02:00

Sau gần một “thập kỷ mất mát” vì những cáo buộc hình sự với người đứng đầu, Samsung đang kỳ vọng có sự trở lại mạnh mẽ khi Chủ tịch Lee Jae-yong được phán quyết trắng án.

>>>Những thách thức chờ đón tân chủ tịch Samsung

Chủ tịch Samsung trắng án

Một tòa án ở Seoul hôm thứ Hai (5/2) đã tuyên trắng án với chủ tịch Samsung Electronics, Lee Jae-yong về một loạt cáo buộc hình sự liên quan đến vụ sáp nhập gây tranh cãi giữa Cheil Industries và Samsung C&T vào năm 2015.

Chủ tịch Lee Jae-yong được phán quyết “trắng án”.

Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong được tòa án phán quyết “trắng án”.

Các công tố viên bắt đầu xem xét vụ án vào tháng 11 năm 2016. Lee Jae-yong đã bị giam giữ tổng cộng 565 ngày trong khoảng thời gian giữa các năm 2017-2018 và năm 2021 khi trong quá trình điều tra của công tố viên về các cáo buộc hối lộ và tham ô riêng biệt. Chủ tịch Samsung đã từng bị cáo buộc về một “âm mưu với các giám đốc điều hành khác để hạ thấp giá trị của Samsung C&T và thổi phồng giá trị của Cheil Industries trước khi họ sáp nhập vào năm 2015”.

Bên cạnh đó, ông cũng bị cáo buộc gian lận kế toán tại đơn vị sản xuất thuốc của tập đoàn, Samsung Biologics. Lee đã bị chỉ trích trong những trường hợp này vì nhiều người cho rằng họ “đã bị dẹp bỏ một cách cố ý bằng những con đường bất hợp pháp để đảm bảo sự kế vị của Lee”.

Samsung, tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc, phần lớn giữ im lặng khi không có sự lãnh đạo thực sự của Lee Jae-yong trong thời gian này. Các nhân viên của Samsung gọi giai đoạn này là “thập kỷ mất mát”, trong đó cảm giác khủng hoảng lan rộng khắp các chi nhánh của tập đoàn.

Tuy nhiên, giờ đây mọi thứ đã được “sáng tỏ” và người đứng đầu Samsung đã được tòa án đưa ra phán quyết là “trắng án” sau gần 10 năm đấu tranh pháp lý.

Các nhà phân tích cho rằng, phán quyết này của tòa án có thể sẽ mang lại cho người đứng đầu Samsung, Lee Jae-yong, quyền kiểm soát tự do hơn trong việc điều hành tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, đồng thời nâng cao khả năng Samsung trở nên tích cực hơn trong thị trường M&A. Samsung giờ đây cũng sẽ tích cực tìm kiếm các thương vụ mua bán và sáp nhập để có được sự tăng trưởng mới, bỏ lại “thập kỷ mất mát” phía sau.

>>>Có gì trong kế hoạch thăm Việt Nam của vị tân Chủ tịch Samsung?

>>>3 câu chuyện quản trị tuyệt vời của Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee

Thách thức không nhỏ

Trong vài năm qua, Samsung đã phải vật lộn để bắt kịp các đối thủ lớn hơn. Ở một số phân khúc mà công ty xác định là động lực tăng trưởng, gã khổng lồ Hàn Quốc đã bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt.

Trong nhiều năm, Samsung đã bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt ở nhiều lĩnh vực.

Trong nhiều năm, Samsung đã bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt ở nhiều lĩnh vực.

Trong lĩnh vực chip nhớ, Samsung đã là công ty hàng đầu trên thị trường chip nhớ toàn cầu kể từ năm 1993. Tuy nhiên, khoảng cách với các đối thủ đã thu hẹp đáng kể. Theo công ty theo dõi thị trường TrendForce, thị phần DRAM của Samsung là 38,9% vào cuối năm 2023, tiếp theo là SK Hynix, á quân, đang kiểm soát 34,3% thị trường. Nên nhớ, khoảng cách thị phần của hai hãng là 4,6% vào năm 2013.

Trong thị trường sản xuất chip theo hợp đồng, hay còn gọi là xưởng đúc, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) trong nhiều năm đã là công ty dẫn đầu, còn Samsung chỉ đảm bảo được ở vị trí thứ hai. Tính đến quý 3 năm 2023, TSMC chiếm 57,9% thị phần sản xuất chip, tiếp theo là con số khiêm tốn 12,4% của Samsung.

Trong lĩnh vực điện thoại thông minh, Samsung cũng từng là nhà cung cấp hàng đầu trong nhiều năm xét về số lượng cho đến năm ngoái khi họ mất ngôi vương nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào tay Apple.

Khi ra mắt mẫu điện thoại hàng đầu mới nhất của mình, Galaxy S24, tại San Jose, California, vào tháng trước, các giám đốc điều hành của Samsung đã tuyên bố sẽ giành lại vị trí dẫn đầu thị trường ngay từ năm nay.

Bên cạnh đó, Samsung cũng đánh mất vị trí dẫn đầu trên thị trường tấm nền đi-ốt phát quang hữu cơ (OLED) có thể gập lại vào tay Tập đoàn Công nghệ BOE của Trung Quốc trong quý 4 năm ngoái.

Rõ ràng, với sự vắng mặt dài ngày của người đứng đầu Lee Jae-yong, Samsung đã gặp những khó khăn và thách thức không nhỏ, ảnh hưởng đến động lực tăng trưởng của gã khổng lồ công nghệ này trong một thập kỷ đen tối vừa qua.

Samsung được kỳ vọng sẽ có sự trở lại mạnh mẽ với các thương vụ M&A.

Samsung được kỳ vọng sẽ có sự trở lại mạnh mẽ với các thương vụ M&A.

Các nhà phân tích ước tính, Samsung đã vắng bóng trên thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) trong một khoảng thời gian dài kể từ thương vụ trị giá 8 tỷ USD vào năm 2017 để mua lại Harman, một nhà sản xuất hệ thống điện tử cho ô tô của Mỹ.

Giờ đây, sau khi thoát khỏi những rắc rối pháp lý và trở lại vị trí lãnh đạo tập đoàn. Chủ tịch Lee Jae-yong được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quyết định hơn trong nỗ lực của Samsung nhằm giành lại vị trí dẫn đầu trong các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm thêm M&A và đặt ra các kế hoạch đầu tư dài hạn. Đồng thời thắt chặt việc quản lý các mảng kinh doanh đang tăng trưởng của Samsung, bao gồm trí tuệ nhân tạo, robot, công nghệ sinh học và thiết bị viễn thông thế hệ tiếp theo.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác cũng cho rằng Samsung sẽ khó theo đuổi mạnh mẽ hoạt động M&A do những bất ổn về kinh tế và địa chính trị ngày càng gia tăng trên toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Samsung tìm cách “đánh bại” Apple

    Samsung tìm cách “đánh bại” Apple

    02:00, 19/01/2024

  • Samsung và LG đối đầu trên thị trường linh kiện AI

    Samsung và LG đối đầu trên thị trường linh kiện AI

    03:00, 18/01/2024

  • Samsung đợi hoàn thuế VAT - làm sao cho hợp lý, vẹn tình

    Samsung đợi hoàn thuế VAT - làm sao cho hợp lý, vẹn tình

    04:00, 22/08/2023

  • Samsung tiếp tục cắt giảm sản xuất chip vì khoản lỗ kỷ lục 7 tỉ USD

    Samsung tiếp tục cắt giảm sản xuất chip vì khoản lỗ kỷ lục 7 tỉ USD

    03:00, 30/07/2023

  • Samsung và quý thu nhập ảm đạm

    Samsung và quý thu nhập ảm đạm

    04:30, 08/07/2023

NGUYỄN CHUẨN