>> Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho ông Putin?

Tập đoàn Shell

Tập đoàn Shell cho biết sẽ rút khỏi liên doanh với Gazprom

Tập đoàn năng lượng BP, Ngân hàng HSBC và Công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới AerCap vừa điền tên vào danh sách ngày càng dài các doanh nghiệp châu Âu muốn "chia tay" thị trường Nga, trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh phương Tây liên tục triển khai các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, trong đó có việc đóng cửa không phận đối với máy bay Nga và loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT. Một số doanh nghiệp nhận thấy rằng những rủi ro này, cả về phương diện uy tín và tài chính, là quá lớn để họ có thể tiếp tục giữ hoạt động tại Nga.

Shell - công ty dầu khí lớn nhất châu Âu, cho biết rằng họ sẽ rút khỏi liên doanh với Gazprom - tập đoàn khí đốt tự nhiên lớn của Nga. Trong khi đó, BP cho biết sẽ bán gần 20% cổ phần đang nắm giữ trong Rosneft - công ty dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga.

Shell đã có nhiều năm xây dựng mối quan hệ chiến lược với Gazprom, thậm chí cung cấp tài chính và sự đảm bảo cho dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nối từ Nga đến Đức vốn gây nhiều tranh cãi. Việc Shell rút khỏi dự án trên mang tính biểu tượng lớn. Phía Đức đã dừng việc phê duyệt để dự án có thể đưa vào sử dụng.

Equinor ASA, công ty năng lượng lớn nhất của Na Uy và do Chính phủ nước này nắm cổ phần đa số cũng tuyên bố sẽ bắt đầu rút khỏi các liên doanh tại Nga. Giá trị cổ phần của Equinor trong các liên doanh này ước tính có trị giá khoảng 1,2 tỷ USD. 

Nhà sản xuất Daimler Truck của Đức cho biết họ đã ngay lập tức đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh tại Nga cho đến khi có thông báo mới, bao gồm cả việc cung cấp các bộ phận xe tải dân dụng cho nhà sản xuất Kamaz của Nga. Martin Daum, Chủ tịch Daimler Truck, đã viết trong một thông điệp cho các nhân viên vào hôm thứ Hai: “Chúng tôi vô cùng sốc trước các cuộc tấn công quân sự ở Ukraine và rất lo ngại về các mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định ở châu Âu. Chúng tôi ủng hộ sự hợp tác hòa bình trên toàn cầu và từ chối bất kỳ hình thức giải quyết bằng các biện pháp quân sự".

Sự tháo chạy của các công ty châu Âu được lên kế hoạch hoặc diễn ra ngay lập tức đã cho thấy các mối quan hệ kinh doanh được trong nhiều thập kỷ đã bị chấm dứt do căng thẳng Nga - Ukraina không có dấu hiệu giảm nhiệt. Thậm chí, trong một số thông báo của các doanh nghiệp phương Tây đang cố gắng tuân thủ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và châu Âu đối với Nga. Các công ty khác cho rằng động thái của họ cho thấy sự phẫn nộ trước cuộc tấn công của Moscow nhằm vào một nước láng giềng có chủ quyền.

>> Ukraine sẽ sớm trở thành thành viên EU?

BP

BP thông báo sẽ bán gần 20% cổ phần đang nắm giữ trong Rosneft, công ty dầu khí của Nga

Nick Tsafos, chuyên gia về năng lượng và địa chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết, một số mối quan hệ đã tồn tại qua những thăng trầm trong hơn 30 năm qua, nhưng chúng đã nhanh chóng tan vỡ trong tuần trước. "Về cơ bản, các công ty đang nói rằng "Chúng tôi không muốn tham gia vào việc này", ông nhận định.

“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu có thêm những công ty nước ngoài tuyên bố rút khỏi Nga”, chiến lược gia Allen Good của Morningstar phát biểu. “BP chịu nhiều áp lực từ Chính phủ Anh, nhưng tôi không chắc các doanh nghiệp khác, chẳng hạn như TotalEnergies có chịu sức ép tương tự hay không, vì quan hệ giữa Pháp và Nga khác so với Nga và Anh”.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon cho biết các ngân hàng đang nói chuyện với chính phủ Hoa Kỳ để hiểu các biện pháp trừng phạt mới, mà theo ông có thể gây ra “hậu quả không mong muốn”. Họ lo ngại sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh tại Nga vì nhiều ngân hàng Nga đã bị loại khỏi SWIFT.

Các công ty chưa tháo chạy khỏi Nga có khả năng đang tìm cách điều chỉnh để né các lệnh trừng phạt phức tạp và tìm hiểu xem liệu việc tiếp tục kinh doanh với Nga có xứng đáng với những thách thức về quy định hay không.

Trước mắt, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin thông báo Nga đang tạm thời dừng việc rút các khoản đầu tư nước ngoài ra khỏi quốc gia này. Quyết định được đưa ra như một phản ứng trước tình trạng vốn của Nga ở nước ngoài bị Mỹ, EU cùng các đồng minh đóng băng. "Chúng tôi hy vọng những người đã đầu tư vào đất nước của chúng tôi sẽ có thể tiếp tục làm như vậy trong tương lai. Tôi chắc chắn rằng áp lực trừng phạt cuối cùng sẽ giảm và những ai không rút bớt các dự án của họ ở đất nước chúng tôi, không khuất phục trước khẩu hiệu của các chính trị gia nước ngoài, sẽ giành chiến thắng", RT dẫn lời ông Mishustin tại cuộc họp hàng ngày về sự phát triển kinh tế của Nga.