Lo ngại chiến tranh hạt nhân đằng sau động thái của Tổng thống Putin

CẨM ANH 01/03/2022 05:00

Có thể thấy, căng thẳng Nga-Ukraine đã tô đậm mối đe dọa của vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

>>Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?

Bộ trưởng

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin rằng lực lượng hạt nhân trên bộ, trên không, tàu ngầm đã được đặt trong trạng thái cảnh báo. "Theo lệnh của Tư lệnh Tối cao các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga Vladimir Putin, các sở chỉ huy Bộ đội Tên lửa Chiến lược, hạm đội phương Bắc và Thái Bình Dương, Bộ chỉ huy Không quân Tầm xa đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tăng cường", Interfax dẫn thông báo Bộ Quốc phòng Nga ngày 28/2.

Trước đó, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho ông Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov đặt lực lượng Chiến lược Răn đe (lực lượng hạt nhân) vào "chế độ nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt". Ông Putin cho rằng đây là hành động đáp trả các tuyên bố gây hấn từ nhiều quan chức NATO, dù không nêu tên cụ thể.

Trong những thập kỷ gần đây, trật tự hạt nhân toàn cầu vẫn được duy trỉ ở mức khá ổn định. Hầu hết các quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới đã ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), trong đó hạn chế sự phát triển của vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hiệu lệnh của ông Putin là một lời nhắc nhở rõ ràng rằng vũ khí hạt nhân vẫn còn là mối đe dọa hiện hữu. Theo thống kê, Nga có khoảng 6.000 vũ khí hạt nhân và Hoa Kỳ có khoảng 5.500. Một trong hai kho vũ khí hạt nhân đủ lớn để giết hàng tỷ người, nhưng cũng để ngăn chặn các cuộc tấn công.

Daryl Kimball, giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí nhận định, tuyên bố của Tổng thống Putin khi ra lệnh cho lực lượng răn đe hạt nhân cảnh giác cao là một quyết định đáng tiếc nhưng không hoàn toàn bất ngờ giữa bối cảnh trước đó, nhà lãnh đạo này đã ám chỉ sẽ phản ứng trước bất kỳ quốc gia nào ngăn cản chiến dịch của Nga ở Ukraine. “Đây là thời điểm vô cùng nguy hiểm trong cuộc khủng hoảng này và chúng ta cần hối thúc các nhà lãnh đạo lùi khỏi bờ vực chiến tranh hạt nhân", ông Kimball lưu ý.

Đánh giá về tình hình hiện nay, Matthew Bunn, giáo sư tại Trường Harvard Kennedy và là cựu cố vấn cho Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Tổng thống Bill Clinton cho biết trên Vox "Tôi nghĩ hầu như không có khả năng vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng trong cuộc chiến tại Ukraine." Theo chuyên gia này, nguyên nhân chính là do Mỹ và các đồng minh NATO đã nói rõ rằng họ sẽ không gửi quân đến Ukraine. Nếu không có nguy cơ can thiệp quân sự, Tổng thống Putin có ít lý do để sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là khi Nga có lợi thế về quân số đáng kinh ngạc so với quân đội Ukraine.

>>EU tuyên bố muốn kết nạp Ukraine làm thành viên

Một xe bọc thép bốc cháy trong cuộc giao tranh ở thành phố Kharkov, Ukriane. Ảnh: AP.

Một xe bọc thép bốc cháy trong cuộc giao tranh ở thành phố Kharkov, Ukriane. Ảnh: AP.

Có một ý kiến được các chuyên gia quốc tế đồng thuận, đó là mục tiêu của Tổng thống Putin không phải là đưa thế giới đến với một cuộc chiến tranh hạt nhân. Sự leo thang của Tổng thống Putin là phản ứng trước làn sóng áp lực và các lệnh trừng phạt quốc tế đang áp đặt lên Nga. Do đó, từ quan điểm chiến lược, các chuyên gia cho rằng, không có lý do gì để Nga sử dụng vũ khí hạt nhân vào thời điểm nay.

Bên cạnh đó, không có bằng chứng nào cho thấy chính quyền ông Biden sẽ đáp trả tuyên bố của ông Putin bằng một động thái tương tự đối với lực lượng hạt nhân Mỹ. Cũng không có tin tức nào từ Washington về việc ông Putin đã tiến hành các bước đáng lo ngại như tải vũ khí hạt nhân lên toàn bộ hoặc một phần hạm đội không quân Nga, hoặc điều thêm tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo ra biển.

Đồng thời, một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ khiến không chỉ phương Tây mà cả các đồng minh tiềm năng là Trung Quốc xa lánh Nga. Bắc Kinh sẽ ngày càng lo lắng về cách cư xử của ông Putin, và nhiều khả năng sẽ trở nên đề phòng hơn nếu Moscow tiếp tục có các hành động triển khai lực lượng răn đe chiến lược ở mức độ cao hơn.

Cho đến nay, những nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hạt nhân, như Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn đang đạt được thành công nhất định. Tuy nhiên, trên toàn cầu, trật tự hạt nhân đang ở trong tình trạng đáng lo ngại. Triều Tiên có khả năng vẫn đang tiếp tục xây dựng kho vũ khí hạt nhân, Ấn Độ và Pakistan dường như đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang để chế tạo vũ khí hạt nhân chiến thuật tầm ngắn, và sự căng thẳng đang gia tăng giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc. Trong ngắn hạn, rất khó để các bên ngồi làm việc cùng nhau, đặc biệt là khi tình hình hiện nay tại Ukraine chưa được xoa dịu.

Có thể bạn quan tâm

  • Nga bị ngắt SWIFT, thanh toán quốc tế của ngân hàng Việt có bị tác động?

    Nga bị ngắt SWIFT, thanh toán quốc tế của ngân hàng Việt có bị tác động?

    11:20, 28/02/2022

  • Xung đột Nga - Ukraine: Chính phủ Ukraine tìm nguồn tài trợ qua tiền kỹ thuật số

    Xung đột Nga - Ukraine: Chính phủ Ukraine tìm nguồn tài trợ qua tiền kỹ thuật số

    11:00, 28/02/2022

  • Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?

    Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?

    05:24, 28/02/2022

  • Xung đột Nga - Ukraine: Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong đợt biến động

    Xung đột Nga - Ukraine: Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong đợt biến động

    05:15, 28/02/2022

  • Điều gì tiếp theo việc cô lập Nga của Mỹ và các đồng minh châu Âu?

    Điều gì tiếp theo việc cô lập Nga của Mỹ và các đồng minh châu Âu?

    04:30, 28/02/2022

  • Tổng thống Nga

    Tổng thống Nga "tăng nhiệt" cuộc chiến với Ukraine

    01:48, 28/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lo ngại chiến tranh hạt nhân đằng sau động thái của Tổng thống Putin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO