Điều gì tiếp theo việc cô lập Nga của Mỹ và các đồng minh châu Âu?

Diendandoanhnghiep.vn Mỹ và các đồng minh châu Âu đang làm mọi cách có thể nhằm trừng phạt Nga, thậm chí dùng cả vũ khí “hạt nhân tài chính”, SWIFT. Điều này có thể khiến Tổng thống Vladimir Putin dừng lại?

>>>Phương Tây chính thức loại Nga khỏi Hệ thống SWIFT

Những động thái mới nhất

Mỹ và các đồng minh châu Âu đã leo thang đáng kể các hình phạt tài chính đối với Nga, sau khi các vòng trừng phạt ban đầu của phương Tây không ngăn cản được Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc tấn công quân sự của ông.

Mỹ và các đồng minh châu Âu đã leo thang đáng kể các hình phạt tài chính đối với Nga.

Mỹ và các đồng minh châu Âu đã leo thang đáng kể các hình phạt tài chính đối với Nga.

Hai trong số các biện pháp mới và quan trọng nhất, nhắm vào trung tâm của hệ thống tài chính Nga, Ngân hàng Trung ương của Nga, và “rút phích cắm” Nga ra khỏi mạng lưới tài chính SWIFT, một yếu tố quan trọng của thương mại toàn cầu và ngân hàng, giúp chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác trên khắp thế giới.

Các nhà quan sát cho rằng, động thái này sẽ khiến đồng rúp của Nga giảm giá trị và tăng cường sự cô lập về mặt tài chính. Đây là hành động mới nhất và cứng rắn nhất trong những lệnh trừng phạt mới kể từ khi lực lượng Nga tiến vào Ukraine vào cuối tuần trước.

Tuy vậy, các quan chức Mỹ và châu Âu vẫn đang “giữ miếng” khi vừa nỗ lực thực hiện các lệnh trừng phạt, đồng thời cho biết họ sẽ cẩn thận để không ảnh hưởng đến hoạt động mua khí đốt tự nhiên của châu Âu từ Nga.

Các hạn chế mới mà Mỹ, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh công bố đối với Ngân hàng Trung ương Nga sẽ hạn chế khả năng của Điện Kremlin trong việc tiếp cận hơn 600 tỷ USD dự trữ ở đó. Điều này sẽ làm tê liệt khả năng của Nga trong việc giữ cho đồng rúp không giảm giá trị trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây đang thắt chặt.

Những diễn biến này cũng thúc đẩy các nhà đầu tư bán phá giá trái phiếu và cổ phiếu Nga của họ, gây ra đợt sụt giảm thị trường chứng khoán trong một ngày lớn nhất trong lịch sử quốc gia và đưa đồng rúp xuống mức thấp kỷ lục.

Clay Lowery, phó chủ tịch điều hành của Viện Tài chính Quốc tế, trong một chia sẻ đã cho rằng, các hoạt động ngân hàng tại Nga hiện tại đang khá hỗn loạn khi nhiều người xếp hàng tại các ngân hàng để cố gắng lấy tiền gửi bằng đồng rúp và chuyển sang đồng đô la cho an toàn. Và sự việc có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa, việc chạy theo đồng đô la trong nước Nga sẽ gây ra sự cạn kiệt dự trữ của ngân hàng trung ương.

Kết hợp với các giới hạn SWIFT mới được châu Âu và Mỹ công bố, điều này "có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Nga và hệ thống ngân hàng của nước này".

>>>Chiến trường Ukraine, Nga tứ bề thọ địch

>>>Nếu Nga bị “ngắt kết nối” khỏi SWIFT?

Nước Nga sẽ ra sao?

Sau nhiều năm kinh tế trì trệ dẫn đến mức sống giảm, nền kinh tế Nga đã có năm thứ hai mở rộng mạnh mẽ khi giá dầu - mặt hàng xuất khẩu chính của nước này - tăng mạnh trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu phục hồi.

Nền kinh tế Nga có thể sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng trong thời gian tới.

Nền kinh tế Nga có thể sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng trong thời gian tới.

Nhưng sau khi Nga tấn công Ukraine, triển vọng đó đang trở nên mờ mịt hơn bao giờ hết. Nhà kinh tế Tatiana Orlova của Oxford Economics vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Nga trong 3 năm tới từ 0,6% đến 1,2%, tức là tổng sản lượng kinh tế sẽ mất hàng chục tỷ USD trong giai đoạn đó.

William Jackson, một nhà kinh tế tại Capital Economics, nói rằng kỳ vọng tăng trưởng của Nga có thể giảm tới 2% do lãi suất cao hơn và thương mại giảm do các lệnh trừng phạt.

Trong khi Natalia Orlova, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Alfa có trụ sở tại Moscow, cho rằng dòng vốn chảy ra khỏi Nga có thể đạt 150 tỷ USD trong năm nay. Dòng vốn tháo chạy khi rủi ro gia tăng, sẽ càng gây thêm áp lực lên đồng rúp và làm gia tăng lạm phát, khiến túi tiền của người dân bình thường càng trở nên ít ỏi.

Điều tiếp theo sẽ là gì?

Theo nhà phân tích chính trị Michael "Mick" Patrick Mulroy, một cựu sĩ quan tại Trung tâm Hoạt động Đặc biệt của CIA, mục đích của những động thái trừng phạt từ Mỹ và các nước phương Tây là làm cho Putin và những người ủng hộ ông cảm thấy đủ đau đớn để buộc họ từ bỏ ý định với Ukraine. Đồng thời, thông qua tất cả các biện pháp này để gây áp lực, khiến chính các công dân Nga mất niềm tin vào chính quyền của Tổng thống Putin.

Giới tài phiệt của Nga sẽ chịu thiệt hại nặng nề.

Giới tài phiệt của Nga sẽ chịu thiệt hại nặng nề.

Quan trọng hơn, các lệnh trừng phạt sẽ tìm cách đánh mạnh vào các nhà tài phiệt Nga, những ông trùm quyền lực đang đứng sau hậu thuẫn cho Putin. Việc cắt đứt thương mại quốc tế và chiếm đoạt tài sản của họ sẽ khiến họ đặt câu hỏi, liệu có nên tiếp tục ủng hộ ông Putin?

Cùng với sự cô lập về kinh tế, một chiến lược khác, tách Nga ra khỏi thế giới. Mỹ có thể gây áp lực buộc các đồng minh trên thế giới trục xuất các nhà ngoại giao Nga và đóng cửa các đại sứ quán của họ. Cộng hòa Séc là một ví dụ, họ đã đóng cửa các lãnh sự quán Nga trên lãnh thổ và gửi các nhà ngoại giao về nước.

Tiếp đó, Mỹ và các đồng minh có thể ngừng cấp thị thực cho công dân Nga. Công dân Nga sẽ không được phép đi vào hoặc đi qua các quốc gia của họ. Lệnh cấm đi lại này sẽ tiếp tục chứng minh rằng phương Tây sẽ cắt đứt Nga với thế giới cho đến khi Putin từ bỏ cuộc chinh phục Ukraine.

Mỹ cũng có thể làm việc với các đồng minh NATO để đảm bảo các thành viên của khối này ở Đông Âu được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của Nga. NATO, do Mỹ dẫn đầu, có thể gửi thêm lực lượng đến Đông Âu và bắt đầu kế hoạch đóng quân vĩnh viễn ở đó. 

Sau đó, nếu Nga thành công trong việc chiếm toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ Ukraine về mặt quân sự, các nhóm kháng chiến sẽ bắt đầu chiến đấu chống lại những người chiếm đóng. Mỹ và các đồng minh NATO sẽ cung cấp vũ khí, đạn dược, y tế, thông tin tình báo và hỗ trợ tài chính cho các phong trào nổi dậy này. Quân kháng chiến Ukraine cũng sẽ cần một nơi trú ẩn an toàn để làm căn cứ hoạt động của họ. Mỹ và phần còn lại của NATO sẽ làm việc với Ba Lan và Moldova để hỗ trợ nỗ lực này.

Tuy nhiên, kể cả khi các chiến thuật nhằm cô lập Nga cũng có thể không mang lại hiệu quả mong muốn ngay lập tức, chẳng hạn như việc rút các lực lượng của Nga khỏi Ukraine. Nước Mỹ vẫn còn những quân bài chưa lật, họ có thể dẫn đầu cuộc chiến trong một lĩnh vực quan trọng khác: chiến tranh thông tin. Một lần nữa, mục tiêu là tiếp tục tạo ra bất đồng trong nội bộ Nga, tìm cách tài trợ cho các phong trào đối lập tại Nga.

Nhưng, đó có thể là câu chuyện của tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điều gì tiếp theo việc cô lập Nga của Mỹ và các đồng minh châu Âu? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714188092 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714188092 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10