Trung Quốc có khả năng giúp Nga "né" đòn từ phương Tây?

Diendandoanhnghiep.vn Giới quan sát nhận định, Trung Quốc có thể là đồng minh kinh tế giúp Nga tránh khỏi các tác động từ những lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

>> Tác động toàn cầu của chiến sự Nga - Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Cựu quan chức Ngân hàng Thế giới Harry Broadman cho rằng, các biện pháp trừng phạt mới mà các nước vừa áp đặt với Nga có thể khiến Nga cố gắng tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc và không sử dụng đồng USD. Chuyên gia này nhận định, “Vấn đề với các lệnh trừng phạt, đặc biệt là trừng phạt một nhà sản xuất dầu như Nga, sẽ là vấn đề thất thoát mang tính hệ thống. Trung Quốc có thể nói: "Chúng tôi sẽ mua dầu trên thị trường mở và nếu đó là dầu của Nga, hãy cứ mua thôi"".

Lượng dầu của Trung Quốc mua từ Nga trong tháng 12/2021 đã vượt qua lượng mua từ Saudi Arabia. Sáu ngày trước khi chiến dịch quân sự bắt đầu, Nga đã công bố một thỏa thuận kéo dài nhiều năm bán 100 triệu tấn than cho Trung Quốc trị giá hơn 20 tỷ USD. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đưa ra thông báo trên chỉ vài giờ sau khi quân đội Nga tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine. 

Các thỏa thuận về lương thực và năng lượng gần đây chỉ là một trong những tín hiệu mới nhất về sự liên kết kinh tế của Trung Quốc với Nga. Hai nước có chung đường biên giới dài gần 2.700 dặm và trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nguồn nhập khẩu lớn nhất của Nga và là điểm đến lớn nhất cho xuất khẩu năng lượng của nước này.

Sau khi bị Mỹ và các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt, Nga đã và đang nỗ lực đa dạng hóa để khám phá các thị trường thay thế. Chẳng hạn trước đây Nga chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm sang Châu Âu, nhưng giờ đây Nga đang tăng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên sang Trung Quốc.

Vào tháng 2, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Gazprom của Nga đã ký một thỏa thuận về việc mua bán khí đốt từ vùng Viễn Đông của Nga, và theo thỏa thuận này, Nga sẽ tăng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc lên 48 tỷ mét khối mỗi năm.

Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết: “Những gì đã xảy ra cho đến nay chỉ là sự khởi đầu cho những hỗ trợ về kinh tế và tài chính của Trung Quốc đối với Nga. Nhưng điều chỉ có nghĩa là Bắc Kinh cảm thấy cần thiết phải duy trì và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Moscow".

Khi chính quyền Obama áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau cuộc tấn công vào khu vực Crimea của Ukraine vào năm 2014, Trung Quốc vẫn âm thầm giúp đỡ Nga sau hậu trường. Do đó, nhiều khả năng, trong thời gian tới các ngân hàng lớn của Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kinh tế cho Nga.

>> Xung đột Nga - Ukraine (Kỳ 1): Tăng trưởng, lạm phát, tiền tệ toàn cầu bị ảnh hưởng ra sao?

Tập đoàn Dầu khi Gapzome

Tập đoàn Dầu khi Gazprom đã kí thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc

Mặc dù vậy, vẫn có một số ý kiến bày tỏ sự nghi ngờ, liệu Trung Quốc có tiếp tục Nga giảm nhẹ sự ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt được đưa ra trong tuần này hay không. Mới đây, chính quyền Tổng thống Biden đã bổ sung các biện pháp trước đó bằng cách công bố thêm các biện pháp trừng phạt với hai tổ chức tài chính lớn nhất của Nga và các công nghệ tiên tiến có thể xuất khẩu sang Nga. Theo đó, các biện pháp hạn chế công nghệ khi được thực hiện cùng với các đồng minh sẽ chặn khoảng 1/5 lượng hàng hóa nhập khẩu của Nga.

Martin Chorzempa, một thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đánh giá, các công ty Trung Quốc vi phạm các biện pháp này có thể phải đối mặt với sự trừng phạt ngày càng tăng của Hoa Kỳ, đồng thời có thể bị loại ra khỏi hệ thống tài chính và công nghệ của Mỹ.

Các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc cũng có thể gặp rủi ro khi tiếp tục cho Nga vay. Mặc dù Trung Quốc và Nga đã tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ và đồng rúp trong các hoạt động thương mại. Nhưng cho đến nay, các ngân hàng Trung Quốc vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đồng đô la Mỹ. 

Bản thân Trung Quốc đang có thặng dư thương mại khổng lồ với Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu. Nếu Trung Quốc được cho là đang ủng hộ các hoạt động chiến sự của Nga, điều đó có thể dẫn đến việc phương Tây tìm cách gia tăng thuế quan hoặc các biện pháp hạn chế khác đối với công nghệ và thương mại, ngăn cản các doanh nghiệp khỏi phụ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc.

Do đó, Trung Quốc cần phải cân nhắc trước những bước đi sắp tới nếu chiến sự Nga - Ukraine tiếp tục gia tăng. Liệu Nga sẵn sàng đi đến đâu trong chiến sự này vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. 

 

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc có khả năng giúp Nga "né" đòn từ phương Tây? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714152919 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714152919 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10