Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trường hợp tương tự cặp đôi Nga - Ukraine. Như vậy là tiền lệ nguy hiểm!
Mọi cuộc chiến tranh đều hủy hoại nguồn lực và để lại di họa rất khó giải quyết. Với chiến tranh Nga - Ukraine đẩy châu Âu đối diện với thảm họa lớn nhất kể từ sau thế chiến thứ 2 kết thúc năm 1945.
Khủng hoảng năng lượng, thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu sản xuất đè nặng kinh tế khu vực đồng tiền chung Euro, bắt đầu với bóng ma lạm phát, đánh sụp giá trị hàng hóa, kéo lùi sức cạnh tranh.
Cuộc chiến này còn để lại vết thương sâu đậm cho quan hệ quốc tế: Nga - Mỹ chìm sâu hơn vào mâu thuẫn đối kháng; một loạt các quốc gia ra đòn cấm vận Nga khiến thế giới càng thêm chia rẽ, toàn cầu hóa vụ vỡ, đơn phương hóa, thế đa cực lên ngôi.
Sau 5 ngày tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt”, Nga chưa thể khuất phục Ukraine - với phương sách chiến tranh du kích, toàn dân được phát vũ khí, Tổng thống Zelensky đang nổi lên thành một lãnh tụ tinh thần được phần lớn tán dương ủng hộ.
Các cánh quân Nga tấn công Ukraine từ biên giới Belarus đến bán đảo Crimea với đà tiến quân rất chậm, giao tranh ác liệt ở các thành phố sát đường biên như Kharkov, Odessa và Kherson chưa phân thắng bại.
Chiến sự càng cò cưa dai dẳng càng gây ra hậu quả lớn khi giá dầu thô tăng từng giờ, các trung tâm cung cấp năng lượng cho châu Âu, châu Á có thể trở thành mục tiêu tấn công.
Nhưng đấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bất ổn lâu dài trên diện rộng ở khu vực Đông Âu, theo logic - nếu Ukraine bị liệt vào nguy cơ với an ninh nước Nga thì một loạt thành viên NATO xung quanh khu vực cũng có thể bị nhằm đến. Với Putin hiện tại, người ta có cơ sở đặt câu hỏi: “Sau Ukraine là quốc gia nào?”.
Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trường hợp tương tự cặp đôi Nga - Ukraine. Ở châu Á, Đài Loan nhất mực đòi ly khai khỏi Trung Quốc đại lục, ngả về phương Tây.
Washington không dấu diếm ý định “hỗ trợ Đài Loan” đến cùng, ông Tập Cận Bình cũng phát đi thông điệp “thống nhất Đài Loan bằng mọi giá”. Theo dự báo, cuộc chiến này không lâu nữa sẽ nổ ra.
Xét trong chuỗi kinh tế toàn cầu, Đài Loan còn quan trọng hơn Ukraine: Nơi sản xuất chip lớn nhất thế giới; trung tâm tài chính toàn cầu, đầu mối logictics rất quan trọng ở châu Á.
Mới đây, Nhà trắng công bố “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” đầy tham vọng, lôi kéo rất nhiều quốc gia đứng về phía mình nhằm cô lập, bao vây Trung Quốc. Bấy nhiêu đó lý do cũng đủ để Bắc Kinh “nổi giận” theo Nga mở “chiến dịch quân sự” tấn công các nước trong khu vực để phá vòng vây của Mỹ và đồng minh.
Cần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc mạnh hơn Nga nhiều lần, không nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đủ cam đảm cấm vận Trung Quốc như đang làm với Nga. Tất cả công ty lớn hiện nay đều làm ăn ở Trung Quốc - nơi cung cấp lao động, nguyên liệu, công nghiệp phụ trợ tối ưu nhất.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất thế giới, nắm khoảng ¾ khối lượng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Rất khó để kiềm chế nước này nếu một khi ông Tập quyết tâm “kiểu Putin”. Còn nhớ khi xưa Đặng Tiểu Bình yêu cầu “dạy cho {ai đó} một bài học”.
Ở Trung Đông, Israel mâu thuẫn sâu sắc với thế giới Ả rập, chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào; Taliban nắm quyền lãnh đạo Afghanistan, các nước còn lại hoàn toàn đủ lý do để nói rằng, họ không yên tâm chút nào với một lực lược có tiền sử khủng bố!
Đây chính là lý do mà hầu hết chống lại Putin, từ các chính thể cho đến các tổ chức nghề nghiệp, hội đoàn phi chính phủ. Hẳn nhiên, thế giới văn minh đủ lý trí để suy xét cuộc chiến Nga gây ra ở Ukraine là “không thể chấp nhận”.
Có thể bạn quan tâm