>> Các công ty khởi nghiệp châu Phi huy động vốn đầu tư mạo hiểm tăng kỷ lục trong đại dịch

Nhân viên làm việc tại quầy lễ tân của Công ty thanh toán trực tuyến Paystack ở thành phố Ikeja, bang Lagos, Nigeria. (Ảnh minh họa: Reuters)

Nhân viên làm việc tại quầy lễ tân của Công ty thanh toán trực tuyến Paystack ở thành phố Ikeja, bang Lagos, Nigeria. (Ảnh minh họa: Reuters)

Theo số liệu của Hiệp hội Vốn cổ phần tư nhân và Đầu tư mạo hiểm châu Phi (AVCA) công bố, khoản đầu tư trên được rót vào 300 công ty khác nhau trên khắp Lục địa Đen, thể hiện mức tăng trưởng tới 133% so cùng kỳ năm ngoái.

AVCA cho biết, mức tăng trưởng ấn tượng về nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp trên đi ngược lại xu hướng toàn cầu trong năm nay, cho thấy chiều sâu cơ hội cũng như tiềm năng mà châu lục này mang lại.

Lĩnh vực tài chính tiếp tục dẫn đầu không gian khởi nghiệp châu Phi trong nửa đầu năm 2022, chiếm 44% tổng giá trị thương vụ.

Trong số đó, nền tảng thanh toán MFS Africa, Công ty fintech Kenya, Công ty năng lượng M-Kopa và Công ty thương mại điện tử Wasoko đều thu hút được nguồn vốn có giá trị cao, dao động từ 75 triệu đến 125 triệu USD trong giai đoạn này.

>>  Startup blockchain ở Việt Nam có quỹ đầu tư mạo hiểm 10 triệu USD

>> Giới đầu tư mạo hiểm Ấn Độ có thêm 6 kỳ lân công nghệ chỉ trong 4 ngày

Sự thành công của các công ty như Paystack của Nigeria, được mua lại vào năm 2020 bởi Công ty thanh toán Stripe của Mỹ, và Công ty fintech kỳ lân Flutterwave đã thúc đẩy sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế đối với các doanh nghiệp đang phát triển tại châu Phi.

Các công ty khởi nghiệp tại châu lục này đã phục hồi trở lại sau đợt suy giảm do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 vào năm 2020, với các khoản đầu tư mạo hiểm tăng gần gấp 5 lần trong năm 2021, mặc dù châu Phi mới chỉ thu hút một phần nhỏ các khoản đầu tư so với các thị trường phát triển.

Trên toàn cầu, sau khi đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đã suy giảm trong quý 2 năm nay, trong đó Mỹ Latinh, châu Âu và Bắc Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi đều chứng kiến các nhà đầu tư rút vốn.

Trong khi đó, theo dữ liệu của AVCA, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở châu Phi vẫn trên đà gia tăng trong quý thứ hai, dù tốc độ tăng trưởng đã giảm hơn một nửa xuống còn 78% so với mức tăng 171% trong quý đầu tiên năm nay.