>> 59 NĂM THÀNH LẬP VCCI: 59 năm hành trình vì doanh nghiệp

Để nhanh chóng phục hồi và gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, thời điểm này, việc cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là rất cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đặc biệt ấy, vai trò của VCCI trong việc xây dựng chính sách, pháp luật và hỗ trợ hoàn thiện thể chế là điều vô cùng quan trọng.

p/Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2021.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2021.

Cải cách đang chùng lại

Từ năm 2014 cho đến nay, mỗi năm Thủ tướng Chính phủ đều ban hành 1 nghị quyết chuyên đề về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết này bổ sung cho Nghị quyết 01/NQ-CP về điều hành và phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó thể hiện Chính phủ luôn coi trọng cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nó là nhiệm vụ ưu tiên và thường xuyên, liên tục.

Giai đoạn từ năm 2015 đến giữa năm 2019, việc cải thiện môi trường kinh doanh đã diễn ra hết sức mạnh mẽ, và đạt nhiều hiệu quả tích cực, nhiều nội dung kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đã được các bộ, ngành tháo gỡ. Nhưng từ giữa năm 2019 đến năm 2021, theo tôi tinh thần cải cách có dấu hiệu chững lại, một nguyên nhân chúng ta hay nhắc đến đó là do Covid-19, điều đó cũng đúng, vì theo 2 năm diễn biến của dịch Covid-19, Chính phủ và các bộ, ngành phải tập trung nguồn lực chống dịch. Nhưng theo tôi, bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác, vì thông thường những năm cuối nhiệm kỳ thì cải cách bao giờ cũng chùng lại, vì thông thường năm cuối cùng của nhiệm kỳ thì mối quan tâm của lãnh đạo các cấp tập trung vào các vấn đề như chuẩn bị đại hội, chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo hơn là cải cách thúc đẩy phát triển.

Do đó, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 có một dấu ấn quan trọng, điều đó thể hiện, Chính phủ vẫn đặt nhiệm vụ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia.

>> 59 NĂM THÀNH LẬP VCCI: Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Mông Cổ

>> 59 NĂM THÀNH LẬP VCCI: VCCI-HCM với ba đột phá

>> 59 NĂM THÀNH LẬP VCCI: “Ngọn lửa” nhiệt huyết

Ngoài ra, tại thời điểm này nên có những giải pháp có thể ngắn hạn, nhỏ nhưng giải quyết được ngay những vấn đề của doanh nghiệp.

Tạo nền tảng từ Nghị quyết 02

Môi trường kinh doanh tốt chính là dư địa để phục hồi kinh tế. Nhấn mạnh thông điệp này, Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2022 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ thể hiện quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh mà theo tôi Nghị quyết còn có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp trong thời điểm này vì 3 lý do.

Thứ nhất, thông thường sau đại dịch, khủng hoảng thì vấn đề cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong thúc đẩy, phục hồi của cộng đồng doanh nghiệp và gia tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới cho thấy, bao giờ sau khủng hoãng, cũng cần có một cuộc cải cách mạnh mẽ.

Thứ hai, sau 2 năm chống chọi với đại dịch, cộng đồng doanh nghiệp bị tác động hết sức nặng nề, nên tại thời điểm này, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp đang rất cần một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, an toàn, tự do, xóa bỏ hết các rào cản để phục hồi.

Thứ ba, nếu Nghị quyết được thực thi tốt thì mang lại niềm tin cho doanh nghiệp, mà khi doanh nghiệp và nhà đầu tư có niềm tin và niềm tin của thị trường được củng cố thì tác động của nó sẽ tăng lên gấp bội, tác động tích cực vào phục hồi và gia tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Tránh sự đứt gãy về chính sách

Thật ra, công bằng mà nói những kết quả vượt bậc của Việt Nam về cải cách môi trường kinh doanh 9 năm qua đã đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh các nền kinh tế thế giới cũng rất chú trọng cải cách nhằm nâng cao vị thế trên toàn cầu. Có được kết quả ấy, phải ghi nhận những nỗ lực và đóng góp không nhỏ của VCCI.

Năm 2021, Việt Nam không có thay đổi nào được các tổ chức quốc tế ghi nhận, trong khi lại có những quy định thắt chặt hơn liên quan điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành. Vấn đề này đang là nguy cơ hiện hữu đối với ngành thủy sản.

Dấu ấn Covid-19 chưa thể xóa đi được trong vài năm và có thể vẫn còn tiếp tục diễn biến rất phức tạp trong thời gian tới, nhưng điều quan trọng, Chính phủ và các bộ, ngành phải đưa ra thông điệp hết sức rõ ràng rằng, chúng ta phải mở cửa và mở cửa một cách dứt khoát, đấy là điều đầu tiên.

Đồng thời, cam kết không có đứt gãy về chính sách, không có sự khác biệt giữa các địa phương, các ngành trong công tác phòng, chống dịch và mở cửa nền kinh tế. Đó là điều quan trọng để tạo ra niềm tin đối với nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp.

Ví dụ như, khi có doanh nghiệp kiến nghị các giải pháp, rào cản mà họ đang vướng mắc thì Chính phủ nên tập trung giải quyết dứt điểm, không được tất cả thì cũng giải quyết được một số vấn đề trong một vài tháng. Điều này tạo niềm tin rằng Chính phủ đang thực sự đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, với cải cách và phát triển là hết sức quan trọng, sẽ tạo ra dấu ấn và sức lan tỏa rất lớn, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.