Hàng loạt các dự án giao thông đang triển khai đồng bộ tại Quảng Bình, kết nối mạng lưới giao thông liên vùng, thay đổi diện mạo đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
>>Quảng Bình có tổ hợp giải trí, thể thao biển sôi động
Quảng Bình là một trong số ít các địa phương trong cả nước có đủ 5 loại hình mạng lưới giao thông kết nối liên hoàn đồng bộ. Nhiều công trình, dự án trọng điểm hạ tầng giao thông đã đưa vào sử dụng, cũng như đang được triển khai, cùng với nhiều chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư, hứa hẹn mang lại những đột phá, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.
Hạ tầng giao thông đi trước
Nằm ở cuối hành lang kinh tế Đông – Tây, cửa ngõ ra biển của khu vực Đông Bắc Lào và Thái Lan, Quảng Bình hội tụ nhiều yếu tố để các nhà đầu tư có thể biến ý tưởng thành hiện thực. Trong đó, cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư, quy hoạch tương đối đồng bộ với đầy đủ các loại hình: Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình cho biết: Mạng lưới giao thông được xác định là huyết mạch của nền kinh tế, những năm qua, Quảng Bình đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư mạng lưới hạ tầng giao thông luôn đi trước một bước, tăng tính kết nối, tạo động lực để phát triển kinh tế xã hội.
Quảng Bình có đủ các loại hình giao thông rất thuận tiện cho nhu cầu đi lại và giao thương, trong đó, Cảng hàng không Đồng Hới là một trong những sân bay có mức tăng trưởng nhanh nhất cả nước. Quốc lộ 1a, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam đang kết nối thuận lợi với các đường ngang và các điểm đến du lịch trong khu vực như: Huế, Đà Nẳng, Hội An... Cảng biển nước sâu Hòn La cho phép tàu trên 20.000 tấn ra vào và đang triển khai xây dựng giao đoạn 2, có thể tiếp nhận tàu trên 30.000 tấn, năng lực tiếp nhận trên 1,2 triệu tấn/ năm.
>>Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3
Mạng lưới giao thông đường bộ thông suốt kết nối khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ khu vực Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan, tiểu vùng Mê Kông và khu kinh tế biển Hòn La thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Quảng Bình.
Quảng Bình đã coi trọng đầu tư hạ tầng giao thông, Quảng Bình đã chia các giai đoạn đầu tư phù hợp với điều kiện của tỉnh, nhờ đó những dự án quan trọng có tính kết nối cao, có ý nghĩa chiến lược đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi diện mạo của tỉnh.
Động lực phát triển kinh tế
Đưa vào khai thác cầu Nhật Lệ 1, Nhật Lệ 2 đã mở ra cơ hội phát triển cho bán đảo Bảo Ninh, từ một địa bàn cách trở, người dân những năm trước đây gần như sống biệt lập với bên ngoài, điều kiện kinh tế rất khó khăn, đã trở thành một đô thị hiện đại đa chức năng, điểm nhấn trong thu hút phát triển du lịch nghỉ dưỡng của Quảng Bình.
Việc hoàn thiện đưa vào sử dựng các công trình hạ tầng giao thông còn kết nối các địa bàn vùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn, đã dần xóa bỏ rào cản cách trở với trung tâm tỉnh lỵ, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Huyện Bố Trạch, có nhiều xã giáp biên giới, cách trung tâm huyện gần 100 km, nếu trước đây để đến được với người dân nơi đây phải đỉ mất cả ngày trời, thì nay có đường nhựa, đường bê tông đến tận các thôn bản, đã rút ngắn đáng kể thời gian đi lại. Còn nhiều tuyến đường khác như: Đường 20 Quyết Thắng từ Phong Nha đến cửa khẩu Cà Roòng, giáp với biên giới Việt Lào được nâng cấp, đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa miền xuôi với các địa bàn vùng cao.
>>Quảng Bình: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào hai khu kinh tế trọng điểm
Giao thông k thuết nối thuận lợi, người dân đi lại dể dàng tiếp cận được với các dịch vụ y tế, giáo dục... thay đổi tư duy trong làm ăn phát triển kinh tế, tình trạng trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước như trước đây không còn. Nhiều người dân, nhất là người dân ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giờ đây đã biết cách làm ăn kinh tế, từng bước đi lên làm giàu chính trên mảnh đất quê hương mình.
Thị xã Ba Đồn, được xác định là cực tăng trưởng hàng đầu và được định hướng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa ở phía bắc của tỉnh Quảng Bình. Những năm qua, thị xã đầu tư hàng chục dự án giao thông quan trọng, góp phần tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển.
Nghi quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 cũng đã xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược. Trên cơ sở đó, Quảng Bình đã ưu tiên, tranh thủ các nguồn lực để triển khai các dự án hạ tầng giao thông mang tính đột phá.
Quảng Bình hiện đang xây dựng các tuyến đường ven biển, thuộc dự án đường bộ ven biển và cầu Nhật Lệ 3, với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, tổng chiều dài tuyến trên 80 km, qua 6 huyện, thị, thành phố, tiêu chuẩn thiết kế đường cấp 3 đồng bằng.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Quảng Bình, đây là dự án trọng điểm với mục tiêu nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo động lực khai thác thế mạnh phát triển du lịch, ngoài ra còn kết nối với các khu vực ven biển và với các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
Với mục tiêu, hạ tầng giao thông luôn đi trước, Quảng Bình đang tiếp tục mở rộng, nâng cấp các tuyến quốc lộ như 12a, 9b... để hình thành các tuyến nối mới sang Lào qua các cửa khẩu biên giới; xây dựng các cầu và đường nối phía Bắc huyện Quảng Trạch, đến khu Phong Nha kẻ Bàng để kết nối các khu du lịch trọng điểm... tạo động lực phát triển kinh tế.
Có thể bạn quan tâm