Cộng đồng doanh nghiệp đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với quy mô khoảng (gần 35 tỷ USD) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra.
>>Chủ tịch nước yêu cầu chấm dứt tình trạng bán thầu khi làm cao tốc Bắc-Nam phía Đông
Tại kỳ họp Quốc hội khóa XV bất thường, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục tiêu của Chương trình là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7%/năm giai đoạn 2021-2025, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Chương trình xác định khung những vấn đề trọng tâm, cần tập trung giải quyết, bao gồm 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023 như sau: Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (60.000 tỷ đồng); bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53.150 tỷ đồng); hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (110.000 tỷ đồng); phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113.850 tỷ đồng)...
>>Tín hiệu sáng kinh tế 2022
Tiếp tục miễn, giảm thuế khoảng 64.000 tỷ đồng trong năm 2022 và tính vào bội chi NSNN tương ứng (đã tính trong tổng số kiến nghị tăng bội chi 240.000 tỷ đồng tại mục 1 nêu trên).
Tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước của Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 38.400 tỷ đồng để cho vay ưu đãi trong 2 năm 2022-2023.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị bổ sung, làm rõ các nguyên tắc khi triển khai Chương trình và cơ chế báo cáo, giám sát, đánh giá, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền.
Có thể bạn quan tâm
10:37, 07/01/2022
00:00, 06/01/2022
14:00, 05/01/2022
12:30, 05/01/2022