Sửa Nghị định 153/2020/NĐ-CP: Không thể… chậm trễ

Diendandoanhnghiep.vn Khi hàng trăm ngàn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp chuẩn bị đáo hạn, trong khi doanh nghiệp không thể phát hành mới, các chuyên gia cho rằng, việc sửa Nghị định 153/2020/NĐ-CP không thể chậm trễ…

>> Sắp ban hành Nghị định 153 sửa đổi và có "chợ" giao dịch trái phiếu thứ cấp

Theo đó, đầu quý II/2022, Bộ Tài chính đưa ra Dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP (lần 5) về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ. Tuy nhiên, các quy định quá khắt khe về điều kiện phát hành trong Dự thảo khiến doanh nghiệp lo ngại thị trường sẽ bị tê liệt.

Trước những nguy cơ đang hiện hữu từ TPDN, doanh nghiệp kỳ vọng Nghị định thay thế Nghị định 153/2020/NĐ-CP sớm được ban hành - Ảnh minh họa

Trước những nguy cơ đang hiện hữu từ TPDN, doanh nghiệp kỳ vọng Nghị định sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP sớm được ban hành - Ảnh minh họa

Thực tế, đánh giá về Dự thảo này, Bộ Tư pháp cũng cho rằng, một số quy định trong Dự thảo không phù hợp với Hiến pháp và quyền con người, hạn chế quyền dự do huy động vốn kinh doanh, tự vay tự trả của doanh nghiệp.

Bộ Tài chính đang tiếp tục sửa đổi các quy định của Dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP. Cụ thể, trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính hé lộ một số chính sách tại Dự thảo Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi (bản mới nhất) như:

Sẽ nâng chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp được tham gia đầu tư trái phiếu: mệnh giá trái phiếu lên 1 tỷ đồng; giá trị đầu tư chứng khoán tối thiểu 2 tỷ đồng, được duy trì trong tối thiểu 6 tháng; phải ký cam kết hiểu rõ về các điều kiện, điều khoản, rủi ro trước khi mua TPDN riêng lẻ; không được phép bán lại TPDN đã mua cho nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức, bao gồm cả hình thức góp vốn đầu tư…

Với doanh nghiệp phát hành, các quy định mới cũng yêu cầu nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ hơn, đặc biệt là yêu cầu bắt buộc mua lại trái phiếu khi vi phạm pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền; hồ sơ chào bán trái phiếu phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với TPDN riêng lẻ theo các trường hợp và theo lộ trình; công bố thông tin đúng quy định; trái phiếu phải được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán…

Bên cạnh đó, Nghị định mới cũng bổ sung rõ trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp trong việc phân phối trái phiếu và xác nhận về dòng tiền mua sơ cấp.

Đáng nói, liên quan TPDN bất động sản, Bộ Tài chính cũng cho hay, đơn vị sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc chia sẻ thông tin về hoạt động phát hành TPDN của các doanh nghiệp này; nghiên cứu bổ sung các quy định về an toàn tài chính khi huy động vốn, bao gồm vốn huy động từ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng.

Trước thực tế đã nêu, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, Nghị định mới sẽ nhanh chóng được ban hành để thị trường sớm vận hành trở lại.

>> Bộ trưởng Bộ Tài chính: Không có chủ trương hạn chế hay siết trái phiếu doanh nghiệp

Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã trình nhiều lần, nhưng chưa có được sự thống nhất với Bộ Tư pháp - Ảnh minh họa

Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã trình nhiều lần, nhưng chưa có được sự thống nhất với Bộ Tư pháp - Ảnh minh họa

Đặc biệt, sau sự khởi sắc trở lại vào tháng 5 và tháng 6, theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 3 tuần đầu tháng 7/2022, thị trường TPDN lại hoàn toàn vắng bóng doanh nghiệp bất động sản.

Theo VBMA, tính lũy kế từ đầu năm đến ngày 22/7/2022, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giảm tới 36%, trong khi áp lực huy động vốn để thanh toán TPDN đến hạn lại tăng lên.

Tại báo cáo gửi Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính cho biết, từ nay đến năm 2024 có gần 750.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn. Riêng năm 2022, khối lượng trái phiếu đáo hạn khoảng 144.500 tỷ đồng (43,2% là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản). Năm 2023 và năm 2024, khối lượng trái phiếu đến hạn lần lượt là 271.400 và 329.500 tỷ đồng, trong đó trái phiếu bất động sản đến hạn là 207.800 tỷ đồng.

Trước đó, số liệu thống kê của VNDrirect Research cũng cho thấy, trong quý III/2022 sẽ có 64.696 tỷ đồng TPDN đáo hạn (52% là TPDN bất động sản). Các doanh nghiệp có giá trị đáo hạn cao nhất là Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản Mediterranena Revival Villas (7.200 tỷ đồng), Công ty cổ phần Bông Sen (4.800 tỷ đồng), Công ty cổ phần Osaka Garden (3.400 tỷ đồng).

Thực tế, cho đến nay, ngoại trừ trường hợp của Tân Hoàng Minh, thì chưa có trường hợp TPDN nào vỡ nợ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu thị trường TPDN tiếp tục bị đứt đoạn, thì khả năng vỡ nợ là rất lớn, nhất là khi “điểm rơi” đáo hạn của trái phiếu doanh nghiệp ngày càng đến gần.

Thông tin với báo chí, TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cảnh báo, gần đây, hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) tăng mạnh, cho thấy nhiều doanh nghiệp buộc phải dùng cách bán tài sản để thu xếp nguồn tiền trả nợ.

Từ đó, các chuyên gia cho rằng, nếu thị trường TPDN không được cải thiện, năm 2023, các rủi ro liên quan đến TPDN và bất động sản sẽ hiện hữu.

Chia sẻ vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, trong bối cảnh một lượng “khủng” TPDN sắp đáo hạn, việc xoay xở nguồn trả nợ là khó khăn lớn với doanh nghiệp, có thể dẫn tới các rủi ro hệ thống. Vì vậy, Chính phủ nên tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục phát hành TPDN nhằm duy trì sự liên tục của dòng tiền.

“Thị trường TPDN nếu có thái độ ứng xử phù hợp, sẽ phát triển rất tốt, tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường”, ông Lực khẳng định.

Được biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã trình nhiều lần, nhưng chưa có được sự thống nhất với Bộ Tư pháp.

Và trước thực tế này, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ trưởng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Lê Thành Long làm việc dứt điểm ngay, nếu không giải quyết được thì trình lên Chính phủ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Nghị định 153/2020/NĐ-CP: Không thể… chậm trễ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711722534 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711722534 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10