Bản chất khủng hoảng điện là sự thay đổi chính sách công nghiệp của Trung Quốc bắt đầu từ kế hoạch 100 năm lần thứ hai.
Truyền thông quốc tế miêu tả tình trạng tối tăm theo nghĩa đen ở vùng Đông Bắc Trung Quốc - trung tâm công nghiệp lớn và quan trọng bậc nhất nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đại lễ mừng Quốc khánh cắt bỏ phần trình diễn ánh sáng. Nhiều thành phố không bật đèn đường vào ban đêm, chung cư tắt thang máy và người dân phải đốt nến chiếu sáng, có tới 10 tỉnh thành bị áp trần sử dụng điện, thị trường thế giới bắt đầu thiếu đủ thứ, từ phân bón, thực phẩm, thép, nhôm đến chất bán dẫn.
Từ ngày 26/9 đến nay nhiều nhà máy gia công cho Apple và Tesla đã ngừng sản xuất, 160 công ty rất lớn và sử dụng nhiều điện nhất ở Chiết Giang cũng đóng cửa.
Sở dĩ Iphone 13 chậm trễ giao hàng bởi nhà sản xuất hệ thống máy ảnh cho Apple bị cắt giảm nguồn điện. CEO công ty Simple Mordern nói rằng “chúng tôi nhận ra rằng mối rủi ro này lớn hơn bất kỳ điều gì từng chứng kiến trong sự nghiệp kinh doanh”.
Ông Ker Gibbs, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, cho biết các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp phân bổ điện của chính quyền.
Thomas Broertjes - Tổng giám đốc Foshan Oufeng Furniture bình luận: “Đối với tôi, đây là lần đầu tiên trong 15 năm ở Trung Quốc, tình trạng thiếu điện lại kéo dài đến vậy.”
Goldman Sachs ước tính, tình trạng thiếu điện đã ảnh hưởng tới 44% hoạt động công nghiệp của Trung Quốc, dẫn đến khả năng gây sụt giảm mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8,2% xuống còn 7,8%.
Trung Quốc không còn lý tưởng
Thiếu điện không phải là bản chất, nó chỉ là hiện tượng bên ngoài khi Trung Quốc điều chỉnh định hướng phát triển công nghiệp theo hướng gia tăng tiêu thụ nội địa, tập trung phát triển dịch vụ và xuất khẩu mặt hàng có giá trị cao hơn.
Điều này đã định hướng lại dòng vốn đầu tư nước ngoài đối với các ngành dựa trên cơ sở lao động, đất đai và các yếu tố khác. Ví dụ, các nhà đầu tư nước ngoài không được rót vốn vào lĩnh vực công nghệ giáo dục, các công ty công nghệ khổng lồ bị “sờ gáy”.
Năm ngoái FDI đổ vào Trung Quốc gần 163 tỷ USD, bình quân mỗi ngày có 10 doanh nghiệp được thành lập, trong đó chủ yếu đầu tư vào công nghệ cao và dịch vụ.
Để giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường, điện than không còn là ưu tiên. Song song với việc siết chặt điện than, Bắc Kinh đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ nhiệt điện ra bên ngoài, từ Việt Nam sang tận châu Phi.
Lao động phổ thông giá rẻ là nghịch lý tồn tại bên cạnh sự thịnh vượng, có vẻ như điều này không còn là lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Tiền lương tăng nhanh vài năm gần đây, giá đất công nghiệp cũng tăng theo “cơn sốt” bất động sản.
Công ty Simple Modern đang cân nhắc chuyển một số hoạt động về Mỹ khi môi trường kinh doanh tại Trung Quốc ngày càng khó lường, Foxconn nhà sản xuất iPad và Macbook đã tìm kiếm nơi đặt nhà máy mới.
Một người dùng mạng xã hội Weibo đưa ra bình luận rất đáng chú ý “Nếu không làm việc trong nhà máy của Foxconn, công nhân sẽ phục vụ Huawei, Oppo, Xiaomi. Trong vài năm trở lại đây, các thương hiệu nội địa đã phát triển rất mạnh.”
Sản lượng sản phẩm công nghệ của Huawei, Xiaomi, Oppo cộng lại gấp mấy lần iPhone và xu hướng suy giảm sản lượng của Iphone mấy năm nay là điều không dễ đảo ngược
Đây mới là kết quả mà Trung Quốc mong muốn đạt được sau vài chục năm tiếp xúc với công nghệ Mỹ, bằng nhiều cách thức “đi tắt đón đầu”. Bản chất thay đổi chiến lược công nghiệp thực ra là tự chủ phát minh, chế tạo và sản xuất.
Có thể bạn quan tâm