Thiếu điện vì... vỡ quy hoạch?

Diendandoanhnghiep.vn Những cảnh báo về khả năng thiếu điện từ năm 2020 đã làm nóng Nghị trường Quốc hội tại Kỳ họp vừa qua.

Ngành điện đang kỳ vọng giải bài toán đó bằng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện 8). Vậy làm gì để điều đó thật sự khả thi?

p/Cơ cấu nguồn của Hệ thống điện quốc gia theo năng lượng sơ cấp

Cơ cấu nguồn của Hệ thống điện quốc gia theo năng lượng sơ cấp

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia là một văn bản pháp lý, được nghiên cứu, tính toán và xây dựng trên cơ sở của rất nhiều dữ liệu, trong đó có một yêu cầu rất quan trọng là phải đảm bảo đáp ứng đủ điện cho nhu cầu sản xuất và đời sống, đảm bảo tăng trưởng kinh tế (GDP) với mục tiêu đặt ra hàng năm – mà theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh - mục tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020 là từ 6,5-7%, tăng trưởng điện khoảng 10%.

Quy hoạch... không tự nhiên vỡ

Để đảm bảo cung cấp điện gắn với vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố khả năng sẽ phải huy động hơn 2 tỷ 570 triệu kWh điện từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu trong năm nay (và khoảng 8 tỷ 600 triệu kWh điện dầu trong năm tới). Đây là nguồn điện có giá thành rất cao, từ hơn 3.000 đồng đến hơn 6.000 đồng một kWh. Nguyên nhân cơ bản được chỉ ra là bởi hệ thống điện quốc gia đã hết nguồn công suất dự phòng. Rất nhiều công trình điện trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch Điện 7) và Quy hoạch Điện 7 điều chỉnh đã bị “vỡ kế hoạch”, thực hiện không đúng thiết kế của Tổng sơ đồ.

  Để đầu tư được một lưới truyền tải điện thì phải mất rất nhiều thời gian, nhanh cũng phải mất 2 năm. Nhưng việc đầu tư một nhà máy điện mặt trời có công suất 50-100MW thì lại chỉ khoảng 6 tháng. 

Trước đó, tại một hội thảo quốc tế với chủ đề “Năng lượng tái tạo tại Việt Nam - Từ chính sách đến thực tiễn”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đã phải thốt lên: hình như chưa có quy hoạch về câu chuyện năng lượng tái tạo của chúng ta khi mà Quốc hội nêu ra vấn đề này. Tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo, trong đó chủ yếu là điện mặt trời đã được đầu tư xây dựng tại Việt Nam vượt xa rất nhiều lần so với công suất thiết kế tại Quy hoạch Điện 7, mặc dù Quy hoạch này được điều chỉnh chưa lâu - vào thời điểm tháng 3/2016.

Báo cáo của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia cho thấy, quy mô các nhà máy điện mặt trời hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành thương mại hiện tại khoảng 4.500MW, tăng gấp hơn 5 lần so với phương án thiết kế tại Quy hoạch Điện 7 điều chỉnh - chỉ là 850MW. Với một nguồn điện lớn được cho là sạch, lại khai thác từ tiềm năng thiên nhiên ưu đãi, đáng lẽ ra phải dùng hai từ “thắng lợi”, nhưng?

Tại sao lại vui ít, buồn nhiều?

Nhớ lại thời điểm khi Quyết định số 11 của Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam có hiệu lực (từ 01/7/2019), cũng là thời gian cao điểm nắng và nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, thế nhưng lưới điện ở Ninh Thuận, Bình Thuận phải cắt giảm khoảng 30-35% công suất nguồn phát, thậm chí có thời điểm đã phải cắt giảm tới 60% từ các dự án nguồn điện mặt trời.

Các dự án điện hoặc đang chậm tiến độ, hoặc phát triển nóng không chỉ phá vỡ Quy hoạch mà còn gây nguy cơ thiếu điện ngay trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Ông Đặng Huy Đông - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Phát triển (nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, cần xem xét lại việc bùng nổ các dự án năng lượng tái tạo thời gian qua. Phải chăng do cơ chế ưu đãi - mức giá mua 9,35 cent/kWh là chưa phù hợp?

Như vậy là sự tắc nghẽn của lưới truyền tải đối với các dự án điện mặt trời xảy ra là điều hoàn toàn có thể lý giải. Theo các chuyên gia năng lượng, cần phải nhìn nhận được rằng cơ chế của Nhà nước còn chậm hơn so với nhu cầu và khả năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của các dự án điện từ năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời trong việc góp phần đa dạng hóa các nguồn phát điện. Thế nhưng, cũng cần phải thấy rằng, muốn có được nguồn điện gió hay mặt trời thì phải nhờ nắng và gió. Do tính bất định của nguồn năng lượng tái tạo này, chỉ cần một đám mây bay qua cũng có thể khiến cả một nhà máy điện mặt trời công suất lớn cỡ vài trăm, thậm chí cả nghìn MW dừng hoạt động. Thực tế đã chỉ ra, hiện nay công suất điện năng lượng tái tạo đã chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn đặt của hệ thống điện quốc gia, nhưng khả năng huy động được từ nguồn điện này chưa đến 2%.

Vì vậy, việc tuân thủ quy hoạch, đảm bảo cân đối các nguồn điện và hệ thống điện luôn có nguồn dự phòng là yêu cầu tiên quyết đặt ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thiếu điện vì... vỡ quy hoạch? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711635481 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711635481 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10