Tiền Giang: Doanh nghiệp thay đổi để phát triển bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Tròn 1 năm đại dịch COVID-19 “càn quét” mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội cả nước nói chung và Tiền Giang nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh đã nỗ lực vươn lên, khôi phục sản xuất, kinh doanh.

>>>Tiền Giang nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước nói chung và doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản, có lúc tưởng chừng không thể trụ vững trên thị trường, nhưng bằng sự quyết tâm và các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ cũng như của lãnh đạo UBND tỉnh, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn đã  bước phục hồi.

Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang thăm nhà máy Want Want Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang thăm nhà máy Want Want Việt Nam

Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Trung Quốc đầu tư vào tỉnh Tiền Giang từ năm 2007, Công ty TNHH Tongwei Việt Nam đã hoạt động sản xuất kinh doanh rất ổn định. Tại thời điểm năm 2021 khi dịch COVID-19 bùng phát, Công ty đã thực hiện phương án “3 tại chỗ” để bảo đảm sản xuất và cung ứng cho thị trường. Bước sang năm 2022, khi dịch bệnh được kiểm soát, Công ty đã tích cực khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh việc tập trung vào khôi phục sản xuất, Công ty đã đầu tư và đưa vào sử dụng thiết bị bảo vệ môi trường trị giá 1,88 triệu USD. Thiết bị này giúp cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, góp phần cung cấp cho các đại lý và nông dân sản phẩm chất lượng. Đồng thời, cải thiện, nâng cao hiệu quả nuôi trồng và góp phần thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của miền Tây nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nằm tại Khu Công nghiệp Long Giang, Dự án Nhà máy Want Want Việt Nam có 100% vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư khoảng 50 triệu USD, được khởi công xây dựng vào tháng 7-2020. Trong quá trình thi công, dự án chịu ảnh hưởng rất lớn của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, với quyết tâm của nhà đầu tư, đến nay, nhà máy đã hoàn thành và đi vào sản xuất.

Ông Thái Diễn Minh, Chủ tịch Tập đoàn Want Want cho biết, 2 năm vừa qua, do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tiến độ thi công của nhà máy. Ở thời điểm hiện tại, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, Công ty đã và đang đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thiết bị, máy móc, phấn đấu đến cuối năm nay, Nhà máy Want Want Việt Nam tại Tiền Giang sẽ được sản xuất tất cả các sản phẩm của công ty.

Trên thực tế, mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp cũng đã phục hồi, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sông Tiền cho biết, Công ty chủ yếu xuất khẩu thủy sản đi thị trường Châu Âu. Mặc dù thị trường đã phục hồi, hoạt động xuất khẩu có nhiều thuận lợi, nhưng Công ty cũng gặp những khó khăn nhất định. Trước hết là giá thức ăn tăng dẫn đến nguyên liệu đầu vào tăng. Mặt khác, đồng Euro xuống giá nên có thời điểm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Những khó khăn này, doanh nghiệp phải tự cân đối để giải quyết.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Thanh Đức, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang, sau đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã gặp khó nay lại càng khó bởi sự bất ổn về chính trị thế giới cũng tác động không nhỏ đến cộng đồng doanh nghiệp Tiền Giang. Xung đột giữa Nga và Ukraine, việc cấm vận của các nước phương Tây đối với Nga làm giá dầu thế giới tăng. Các loại năng lượng khác cũng tăng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp. Chưa kể, chính sách Zero COVID của Trung Quốc hiện nay vẫn còn áp dụng làm chuỗi cung ứng của thế giới bị gián đoạn. 

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được khôi phục

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được khôi phục

>>>Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang tạo động lực phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp

Thích ứng với hoàn cảnh mới

Mặc dù khó khăn như vậy, nhưng trong 3 quý đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn có rất nhiều điểm sáng. Kết quả đó có được một phần nhờ vào việc lãnh đạo UBND tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ. Đồng thời, cùng với sự hỗ trợ kịp thời từ phía lãnh đạo, các doanh nghiệp, doanh nhân tại tỉnh Tiền Giang cũng luôn nỗ lực chủ động vượt qua khó khăn, thích ứng  hoàn cảnh mới.

Bên cạnh những thuận lợi như đã kể trên, hiện doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn từ các yếu tố khách quan. Chẳng hạn, hiện nay, các hợp đồng xuất khẩu đang giảm, những doanh nghiệp xuất khẩu trên lĩnh vực thủy sản, may mặc, lương thực… ít hợp đồng đi. Do đó, ông Đức cho rằng, trong chính sách phát triển thị trường các doanh nghiệp cần chủ động thay đổi lại cách thức xúc tiến thương mại.

Bên cạnh những khó khăn đến từ khách quan thị trường thì các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp muốn bước ra kinh doanh thì dòng tiền phải mạnh, và mặc dù Chính phủ đã tạo các cơ chế thông thoáng hơn giúp doanh nghiệp có thể có nhiều cơ hội để tiếp cận các nguồn lực về mặt tài chính, nhưng trên thực tế việc vay vốn của các ngân hàng không phải lúc nào cũng thuận lợi bởi vẫn vướng những quy định. Do đó, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang mong muốn các ngân hàng thương mại cần tích cực tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn. Theo ông Đức: "Đây là “dòng máu” quyết định để nuôi sống và phát triển các doanh nghiệp".

Đồng thời, ông Đức cũng cho rằng bên cạnh việc chủ động tìm kiếm các nguồn tài chính, doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến việc giải bài toán nhân lực bởi trong một số lĩnh vực, một số doanh nghiệp vẫn còn gặp khó trong việc đảm bảo nguồn lao động theo yêu cầu.

Nếu giải quyết 3 khó khăn này thì theo ông Đức, chắc chắn những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh sẽ giảm và các doanh nghiệp sẽ vươn cao vươn xa hơn nữa. Với vai trò của mình, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận các chính sách của Nhà nước, đồng thời tạo mạng lưới kết nối, chia sẻ giữa cộng đồng doanh nghiệp với nhau. Ông Đức cho rằng, điều này cũng có thể giải quyết bài toán thị trường, tài chính, nhân lực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang: Doanh nghiệp thay đổi để phát triển bền vững tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713586216 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713586216 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10