Đồng Bằng Sông Cửu Long: Tốc độ đô thị hóa đạt chưa đến 1% mỗi năm

PHÚ KHỞI 11/12/2020 01:10

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa cho biết.

Tại hội thảo “Định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng ĐBSCL diễn ra ở TP Cần Thơ vào ngày 10/12, ông Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, vùng ĐBSCL hiện có 174 đô thị, trong đó, có 1 đô thị trực thuộc Trung ương; 2 đô thị loại I thuộc tỉnh; 12 đô thị loại II; 9 đô thị loại III; 23 đô thị loại IV; 27 đô thị loại V.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết tốc độ đô thị hóa vùng ĐBSCL rất chậm.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết tốc độ đô thị hóa vùng ĐBSCL rất chậm.

Tỷ lệ đô thị hoá của vùng ĐBSCL hiện chỉ đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015, tức mỗi năm tăng chưa đến 1%. Trong khi tỷ lệ đô thị hóa bình quân của cả nước đạt khoảng 40%. Đáng lo ngại là đô thị của Vùng đa phần có hệ thống hạ tầng kỹ thuật yếu kém và thiếu đồng bộ; việc thu gom và xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải đạt thấp,  công nghệ xử lý lạc hậu, ĐBSCL còn gánh chịu thêm tác động của biến đổi khí hậu…”, ông Nghị nhấn mạnh.

Để khắc phục những tồn tại, theo ông Thanh Nghị, cần thiết phải xây dựng định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn tại vùng ĐBSCL. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng mới quy hoạch vùng ĐBSCL do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Bộ Xây dựng chủ trì.

Theo ông Christoph Klinnert, Giám đốc Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu ĐBSCL thuộc tổ chức GIZ cho biết, mỗi năm Việt Nam phải chịu tổn thất do biến đổi khí hậu lên đến 1-1,5% GDP, nhất là ở vùng ĐBSCL.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Nhằm giúp Việt Nam giải quyết những thách thức nêu trên, GIZ đã phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện cải thiện công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro ngập tại các đô thị Việt Nam.

Theo vị đại diện của GIZ, đơn vị này và Cục kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) sẽ hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2021-2025, thực hiện 4 hợp phần gồm, phát triển đô thị; tích hợp đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn; liên kết vùng tại ĐBSCL và giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Việc hợp tác nêu trên không chỉ giúp ĐBSCL chủ động ứng phó, vượt qua các thách thức của biến đổi khí hậu, mà còn tạo tiền đề xây dựng mới quy hoạch vùng ĐBSCL cũng như Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Qua đó, tạo ra những đột phá phát triển về kinh tế- xã hội cho vùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Vùng ĐBSCL đang phát triển dưới tiềm năng.

    Vùng ĐBSCL đang phát triển dưới tiềm năng.

    16:04, 26/11/2020

  • Khu vực ĐBSCL có hàng trăm bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh

    Khu vực ĐBSCL có hàng trăm bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh

    16:22, 13/11/2020

  • Đài Loan trở thành đối tác thương mại-đầu tư lớn của khu vực ĐBSCL.

    Đài Loan trở thành đối tác thương mại-đầu tư lớn của khu vực ĐBSCL.

    15:48, 12/11/2020

  • Phát triển dự án hạ tầng ĐBSCL: Thủ tướng duyệt thêm 2 tỷ USD!

    Phát triển dự án hạ tầng ĐBSCL: Thủ tướng duyệt thêm 2 tỷ USD!

    11:35, 09/11/2020

  • ĐBQH Hồ Thanh Bình - Đoàn An Giang: Cần có chiến lược phát triển ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm quốc gia

    ĐBQH Hồ Thanh Bình - Đoàn An Giang: Cần có chiến lược phát triển ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm quốc gia

    20:04, 05/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đồng Bằng Sông Cửu Long: Tốc độ đô thị hóa đạt chưa đến 1% mỗi năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO