Là vùng đất giàu tiềm năng nhưng chậm phát triển, quy hoạch tích hợp để vùng này phát triển nhanh hơn là nhiệm vục được đặt ra.
Phát biểu tại tại Hội nghị báo cáo và tham vấn về Quy hoạch vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến nãm 2050 diễn ra vào ngày 26/11, tại TP.Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết 3 điểm trọng yếu quan trọng nhất cần cải thiện đề vùng này phát triển bền vững là: Hạ tầng, nguồn nước ngọt, chống sạt lở bờ biển bờ sông.
Theo Đại điện Liên danh tư vấn Royal Haskoning DHV & GIZ Vùng ĐBSCL nằm ở cực Nam tổ quốc, là nơi sinh sống của 18 triệu người dân gồm nhiều dân tộc mang bản sắc độc đáo, với ba lợi thế cơ bản: đất đai trù phú, màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; nguồn lao động trẻ dồi dào, năng động và chịu khó; và vị trí nằm cạnh khu vực động lực tăng trưởng chính của quốc gia là vùng TP. HCM và miền Đông Nam Bộ. ĐBSCL đã khẳng định được vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Lợi thế của vùng ĐBSCL có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở trung tâm khu vực ASEAN, là cửa ngõ kết nối của các hành lang kinh tế GMS, có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển, biên mậu, giao thương quốc tế. Vùng này cũng được xem là có nhiều thế nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng từ sóng biển và thủy triều.
Tuy nhiên, do thời gian qua vùng này chưa được chú trọng đầu tư đúng mức nên cơ sở hạ tầng yếu kém, đây cũng là vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng nên có nhiều thách thức trong phát triển.
Theo TS Vũ Thành Tự Anh: ĐBSCL đứng trước rất nhiều tác động và thách thức từ bên ngoài, vì vậy cần có chiến lược thích nghi và ứng phó linh hoạt thay vì các mệnh lệnh hành chính có tính áp đặt và cứng nhắc. Cần thay đổi quan điểm về an ninh lương thực, từ đó tạo không gian linh hoạt cho các địa phương chuyển đổi nông nghiệp và tái cơ cấu. Cho phép sự chuyển đổi linh hoạt giữa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp khác nhau để tăng hiệu quả, thích ứng với thị trường và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu một cách toàn diện và thận trọng chính sách tích tụ ruộng đất để tận dụng lợi thế nhờ quy mô, tạo khả năng cơ giới hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật mới.
Bà Carolyn (Carrie) Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng: Việc quy hoạch vùng ĐBSCL cần xác định được lợi thế so sánh của các tiểu vùng để đưa ra quyết định đúng đắn vì sự phát triển bề vững. Quy hoạch cần được xem là một tài liệu sống thay đổi linh hoạt theo thực tế.
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được cho rằng: lâu nay sản xuất nông nghiệp của vùng quá chú trọng an ninh lương thực mà giữ diện tích trồng lúa quá lớn, trong khi các ngành sản xuất khán rất cần đất đai để phát triển. Từ thực tế đó ông Được đề nghị chỉ giữa khoảng 2,8 triệu ha trồng lúa, phân cấp mạnh hơn thẩm quyền cho địa phương trong quyết định chủ trương đầu tư theo quy hoạch được duyệt.
Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi đề nghị đơn vị tư vấn cần làm rỏ việc khai mở không gian phát triển vùng ven biển với hơn 750 km, cấu trúc lại không gian kinh tế của vùng. Việc đầu tư Cảng biển nước sâu cho vùng cần mạnh dạng đưa quy hoạch từ 1-2 cảng biển nước sâu.Về nguồn lực đầu tư chỉ dùng ngân sách đầu tư dự án then chốt (vốn mồi) phần cờn lại huy động vốn của các thành phần kinh tế và nguồn ODA.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Văn Lâu cũng đề xuất cần khẩn trương đưa vào quy hoạch và hoàn thành các tuyến cao tốc liên vùng, kết nối cả nước. Đặc biệt tuyến cao tốc Cần Thơ-Cà Mau, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, tuyến đường hàng lang ven biển phía Đông. Năng lực cảng biển cảng sông của vùng còn hạn chế phải vận chuyển bằng đường bộ về TP.Hồ Chí Minh chi phí rất cao nên việc đầu tư một cảng nước sâu tại vùng là cần thiết. Qua nghiên cứu cho thấy Trần Đề-Sóc Trăng là có vị trí phù hợp nhất nên đề nghị đưa cảng biển nước sâu Trần Đề vào quy hoạch.
Theo Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh: Hiện nay luồng Quan Chánh Bố chỉ có thể lưu thông được tàu tối đa 7.000 tấn và phải xếp hàng do luồng 1 chiều nên phần lớn hàng hóa của khu vực phải đi đường bộ lên cụm cảng TP.HCM. Theo khảo sát cứ vận chuyển 1 tấn gạo từ Miền Tây lên cảng Cát Lái mất thêm chi phí 10 USD tương đương với mức lãi mà người nông dân được hưởng, chính vì lẽ đó mà nông dân hết lãi để tái đầu tư. Do vậy việc đầu tư cảng nước sâu cho vùng cần được tính đến.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Nếu không định hướng được đường đi, điểm đến thì khó mà về đích được do đó việc quy hoạch là quan trọng và đầu tiên. Quy hoạch vùng ĐBSCL là bản quy hoạch vùng đầu tiên được triển khai thực hiện theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch.
Bộ trưởng Dũng đề nghị hội nghị thảo luận, cho ý kiến để làm rõ hơn, khả thi hơn các nội dung của dự thảo Quy hoạch , theo hướng:
Một là, phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường phải là quan điểm chủ đạo; Hai là, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo nhằm biến thách thức BĐKH thành cơ hội; Ba là, phải thay đổi mô hình phát triển theo hướng tập trung hơn, phát triển các trung tâm kinh tế, các đô thị động lực, tập trung nguồn lực để tạo các “quả đấm thép” cho sự phát triển của Vùng.
Có thể bạn quan tâm
Khu vực ĐBSCL có hàng trăm bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh
16:22, 13/11/2020
Đài Loan trở thành đối tác thương mại-đầu tư lớn của khu vực ĐBSCL.
15:48, 12/11/2020
Phát triển dự án hạ tầng ĐBSCL: Thủ tướng duyệt thêm 2 tỷ USD!
11:35, 09/11/2020
ĐBQH Hồ Thanh Bình - Đoàn An Giang: Cần có chiến lược phát triển ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm quốc gia
20:04, 05/11/2020
300km đường cao tốc vùng ĐBSCL sẽ được đầu tư ra sao?
11:00, 05/11/2020