Trung Quốc đã và đang thực hiện cuộc cải cách kinh tế giáo dục quy mô lớn theo hướng siết chặt hoạt động kinh doanh giáo dục công nghệ (Edtech).
Cuộc cải cách kinh tế giáo dục của Trung Quốc có giá trị tham khảo gì đối với giáo dục Việt Nam hiện nay?
Xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh ở Việt Nam từ những năm 2000. Bản chất chất của xu hướng này là nới rộng cửa cho nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào giáo dục, tạo ra thị trường mở có quy mô hàng tỷ USD.
Theo đó, hàng loạt cơ sở giáo dục phổ thông cho đến bậc cao được mở ra, làm phong phú thêm sự lựa chọn của người dân Việt Nam, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực giữa giáo dục công lập và ngoài công lập.
Sự xuất hiện của nguồn vốn tư nhân, cùng phương pháp, nội dung đào tạo tân tiến đã làm trẻ trung, năng động môi trường “trồng người”, giúp nâng chất nền giáo dục Việt Nam. Vì thế, rất nhiều phụ huynh sẵn sàng chi hàng ngàn USD mỗi năm cho con em học trường quốc tế hoặc liên doanh với nước ngoài.
Tuy nhiên, nở rộ xã hội hóa giáo dục để lại không ít mặt trái, góp phần không nhỏ khiến giá trị bằng cấp giảm xuống, chất lượng đầu vào, đầu ra không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động. Như một quy luật tự nhiên, hàng loạt cơ sở bị giải thể hoặc phá sản.
Trung Quốc chặn đường làm ăn của doanh nghiệp Edtech, cấm các công ty dạy thêm vì lợi nhuận, huy động vốn hay phát hành cổ phiếu. Ngoài mục đích ngăn chặn phá vỡ bản chất tự nhiên của giáo dục là phúc lợi xã hội, giảm gánh nặng cho phụ huynh và học sinh, Trung Quốc hướng đến kiểm soát toàn diện các BigTech.
Dạy thêm và học thêm quá tải là “căn bệnh” trầm kha của giáo dục phổ thông ở nước ta. Điều này nên học hỏi Trung Quốc để kiểm soát, hướng tới “phi lợi nhuận giáo dục”. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục Việt Nam không bằng Trung Quốc, xét về tổng quan số trường Đại học, Viện nghiên cứu được xếp hạng quốc tế và các giải thưởng khoa học uy tín. Vì vậy, cần có khoảng hở nhất định cho nguồn vốn tư nhân, FDI đầu tư vào giáo dục để tạo động lực thúc đầy phát triển ngành này.
Việc “tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại” đã được nghị quyết hóa, trong đó giáo dục là kênh chủ đạo để người Việt có thể tiếp cận và bắt kịp các thành tựu mới, phát minh, khám phá mới. Thế nhưng, môi trường lao động Việt Nam thừa bằng cấp, thiếu thực tiễn chuyên môn, kém xa so với trình độ chung của lao động quốc tế, dẫn đến ít sáng tạo, phát minh, kéo theo năng suất lao động thấp.
Bởi vậy, Việt Nam không thể áp dụng theo cách Trung Quốc có xu hướng “bế quan tỏa cảng” với giáo dục - cấm giảng dạy theo giáo trình nước ngoài, thắt chặt nhập khẩu sách giáo khoa, cấm thuê giáo viên nước ngoài không sống trong nước.
Có thể bạn quan tâm
13:20, 05/08/2021
14:16, 03/08/2021
05:45, 03/08/2021
05:15, 03/08/2021
13:36, 02/08/2021
11:05, 02/08/2021
05:00, 02/08/2021
05:15, 01/08/2021
19:56, 29/07/2021