Vì sao vốn giải ngân đầu tư công ở Nghệ An vẫn đạt thấp?

HỒNG QUANG 17/12/2023 11:38

Từ đầu năm đến nay, Nghệ An đã nỗ lực triển khai các giải pháp để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công nhưng trên thực tế chưa đạt như kỳ vọng…

Trong phiên thảo luận tổ và thảo luận hội trường Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 diễn ra vừa qua, ông Phạm Hồng Quang – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Tính đến ngày 20/11/2023, tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 của địa phương đã giải ngân 6.004,592 tỷ đồng, đạt 66,47%. Trong đó, vốn đầu tư công tập trung giải ngân là 3.160,078 tỷ đồng, đạt 56,59%; thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

Chưa đạt như kỳ vọng…

Năm 2023, tỉnh Nghệ An rất xem trọng công tác giải ngân vốn đầu tư công và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tình hình mới.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh, thời gian qua, các sở, ban, ngành, địa phương, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, tạo sự chuyển biến khá tích cực, qua đó đạt được những kết quả nhất định trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

>>Đủ lý do "chậm" tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Tuy nhiên, một số ngành, địa phương, đơn vị chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt nên tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp, việc triển khai thực hiện các dự án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục triệt để… dẫn đến nguồn vốn phải kéo dài thời gian thực hiện và số vốn chưa giải ngân còn lớn, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư chung của tỉnh.

Dự kiến đến hết năm 2023, tổng nguồn vốn đầu tư công của Nghệ An ước giải ngân đạt 95,11% so với kế hoạch đề ra; trong đó nguồn đầu tư công tập trung ước đạt 95,42%

Dự kiến đến hết năm 2023, tổng nguồn vốn đầu tư công của Nghệ An ước giải ngân đạt 95,11% so với kế hoạch đề ra; trong đó nguồn đầu tư công tập trung ước đạt 95,42%

Một số đơn vị ngành, huyện tỷ lệ giải ngân còn thấp, dưới 20% kế hoạch vốn, điển hình như: Sở Y tế (81,88 tỷ đồng), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (10,043 tỷ đồng), Trường Cao đẳng Việt – Đức (25 tỷ đồng), Trường THPT Mường Quạ (1,5 tỷ đồng)… Bên cạnh đó, có 2 dự án trọng điểm, liên vùng là dự án đường ven biển từ TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến TX Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đoạn từ Km7 – Km76 đến ngày 20/11 đã giải ngân 680,244 tỷ đồng, đạt 81,96%; dự án Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, giai đoạn 2, đến ngày 20/11 đã giải ngân 90,938 tỷ đồng, đạt 33,07%.

Còn qua đánh giá tổng thể, ông Phạm Hồng Quang – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cho biết: Đến nay mặc dù đã đi gần hết chặng đường của năm 2023 nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh vẫn còn chậm. Tính đến ngày 20/11/2023, tổng kế hoạch đầu tư công của địa phương đã giải ngân 6.004,592 tỷ đồng, đạt 66,47%. Trong đó vốn đầu tư công tập trung giải ngân là 3.160,078 tỷ đồng, đạt 56,59%.

>>"Dồn lực" đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Chương trình mục tiêu Quốc gia đã giải ngân 469,975 tỷ đồng, đạt 39,8%. Trong đó, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giải ngân 292,781 tỷ đồng, đạt 85,06%; chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giải ngân 171,985 tỷ đồng, đạt 27,21%; chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã giải ngân 5,21 tỷ đồng, đạt 2,55%.

Nguyên nhân do đâu?

Trong phiên thảo luận tổ và thảo luận hội trường tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, lý giải về việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, ông Phạm Hồng Quang – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Theo ông Quang cho biết: Thời điểm hiện tại, so với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An mới chỉ đạt trên mức trung bình, trong đó có 4 nguồn giải ngân chậm. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan; trong đó chủ yếu là liên quan đến năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà tư vấn, nhà thầu…

>>Lần đầu tiên giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng vượt mức 50%

Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân vốn. Công tác quyết toán dự án hoàn thành vẫn còn chậm trễ.

Liên quan đến chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội bị giao vốn chậm, một số ý kiến cũng cho rằng: Tháng 3/2022 mới được giao vốn, các dự án có tổng mức đầu tư lớn, triển khai thủ tục, hồ sơ nhiều; trong đó có 2/3 dự án là mua sắm thiết bị y tế, quy trình gặp nhiều khó khăn. Để tháo gỡ các vấn đề đấu thầu thiết bị y tế rất khó khăn, cần phải có thời gian… Đây cũng là tính chất chậm chung của cả nước, riêng Nghệ An đã điều động 200 tỷ đồng từ các nguồn này sang cho các dự án để đẩy nhanh tiến độ.

, đại diện UBND một số huyện cho rằng, nguyên nhân tiến độ giải ngân đầu tư công chậm vẫn là do khâu chuẩn bị đầu tư chưa thực sự tốt

Đại diện UBND một số huyện cho rằng, nguyên nhân tiến độ giải ngân đầu tư công chậm vẫn là do khâu chuẩn bị đầu tư chưa thực sự tốt

Ở một khía cạnh khác, đại diện UBND một số huyện cho rằng, nguyên nhân tiến độ giải ngân đầu tư công chậm vẫn là do khâu chuẩn bị đầu tư chưa thực sự tốt. Khi làm hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư thì chỉ mới khái toán và chưa biết có được thông qua hay không nên chuẩn bị cũng chỉ bước đầu và sơ lược. Khi dự án được thông qua và bắt tay vào thực hiện, có một số hạng mục phát sinh trên thực địa phải điều chỉnh dẫn đến phải làm lại hồ sơ.

Cũng trong khuôn khổ kỳ họp hội đồng vừa qua, ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu: Từ nay cho đến hết năm 2023, các ngành, địa phương, đơn vị chủ đầu tư cố gắng nỗ lực, phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân trên 95%; thực hiện cơ bản giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023. Đối với các dự án đã hoàn thiện thủ tục thì phải tập trung giải ngân, đối với các dự án mới thì cần quan tâm hoàn thiện thủ tục, nhất là các dự án đưa vào kế hoạch năm 2024.

Có thể thấy, chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là khép lại năm 2023 với dấu ấn, chuyển biến tích cực, song cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức; nhất là công tác giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn chậm so với dự kiến đề ra. Tuy nhiên, tin tưởng rằng, với những giải pháp toàn diện, sâu sát và quyết liệt mà lãnh đạo tỉnh đưa ra, Nghệ An sẽ nỗ lực bứt phá để “về đích” theo đúng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đúng như kỳ vọng.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An: Dự án cảng biển Đông Hồi bị “tắc” do đâu?

    Nghệ An: Dự án cảng biển Đông Hồi bị “tắc” do đâu?

    15:13, 13/12/2023

  • Cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ tại Nghệ An

    Cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ tại Nghệ An

    18:00, 09/12/2023

  • Nghệ An: Tìm giải pháp để du lịch “bắt nhịp” tăng trưởng

    Nghệ An: Tìm giải pháp để du lịch “bắt nhịp” tăng trưởng

    10:38, 09/12/2023

  • Nghệ An: Chủ đầu tư “bỏ quên” hàng nghìn m2 “đất vàng” ở thị xã Cửa Lò?

    Nghệ An: Chủ đầu tư “bỏ quên” hàng nghìn m2 “đất vàng” ở thị xã Cửa Lò?

    00:30, 08/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao vốn giải ngân đầu tư công ở Nghệ An vẫn đạt thấp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO