VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Xuân mới nghĩ về những kì tích của Việt Nam 2020

NGUYỄN HỮU VIỆT - Giám đốc CTCP Liff Đông Phong 10/02/2021 11:00

Đón Năm mới 2021, chúng ta vui mừng khi nhìn lại năm 2020, với biết bao thách thức, khó khăn Việt Nam vẫn vững vàng và đạt được những kết quả có thể nói là “kỳ tích”.

Có thể nói, Việt Nam và cả thế giới phải đương đầu với một thách thức phi truyền thống chưa từng có tiền lệ và dai dẳng như dịch COVID-19. Đại dịch không chỉ cướp đi sinh mạng hàng triệu người trên thế giới mà còn làm đảo lộn nhiều trật tự kinh tế-xã hội.

Năm 2020 Việt Nam lần thứ 2 được Đại hội đồng LHQ bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh: Các nhân viên gìn giữ hòa bình của Việt Nam và LHQ tại Nam Sudan.

Năm 2020 Việt Nam lần thứ 2 được Đại hội đồng LHQ bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh: Các nhân viên gìn giữ hòa bình của Việt Nam và LHQ tại Nam Sudan.

1. Trong phòng chống dịch, Việt Nam đã có cảnh báo từ sớm, quyết liệt phòng chống dịch ở mức cao hơn và sớm hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Hành động nhanh chóng kiểm soát, khống chế được dịch bệnh, không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng và hạn chế được mức thấp nhất số người tử vong.

Tính minh bạch là điểm sáng đáng chú ý trong quá trình Việt Nam phản ứng với Covid-19. Trên cấp độ vĩ mô, trước đó Việt Nam đã ban hành chính sách minh bạch hóa thông tin, bao gồm Luật Tiếp cận thông tin. Từ đó, có thể thấy rằng năng lực quản trị của chính phủ Việt Nam thể hiện trong những tháng vừa qua không phải là thành tựu nhất thời. 

Tôi đồng tình với quan điểm cho rằng thành công của một quốc gia trong việc ngăn chặn Covid-19 không bắt nguồn từ thể chế chính trị mà nằm ở khả năng sử dụng và quản lý các nguồn lực tập trung.

2. Năm 2020 nhiều vùng trên cả nước chứng kiến tình hình thời tiết dị thường và dồn dập, gây thiệt hại về người và tài sản ghê gớm. Một lần nữa, truyền thống đùm bọc, chia sẻ, “lá lành đùm lá rách”, nhường cơm xẻ áo lại tỏa sáng. Hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an không quản ngại hiểm nguy, gian khó, ngày đêm vật lộn với bão lũ để hỗ trợ, cứu hộ người dân bị nạn.

Thành công của một quốc gia trong việc ngăn chặn Covid-19 không bắt nguồn từ thể chế chính trị mà nằm ở khả năng sử dụng và quản lý các nguồn lực tập trung. (Chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines đón 219 người Việt Nam ở Guinea Xích đạo hồi hương. Ảnh: PHAN CÔNG)

Thành công của một quốc gia trong việc ngăn chặn Covid-19 không bắt nguồn từ thể chế chính trị mà nằm ở khả năng sử dụng và quản lý các nguồn lực tập trung. (Chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines đón 219 người Việt Nam ở Guinea Xích đạo hồi hương. Ảnh: PHAN CÔNG)

3. Không chờ đợi, “hành động để phục hồi tăng trưởng” và tăng trưởng theo hướng “bền vững, bao trùm” luôn được người đầu Chính phủ nhắc đến. Việt Nam nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và phục hồi kinh tế nhanh hình chữ V.

Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế và đây chính là bước tạo đà, tạo lực bứt phá cho công tác xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới.

Một điểm sáng nữa là Chính phủ quyết liệt đẩy mạnh đầu tư công vào các dự án cơ sở hạ tầng, với mức tăng 34% trong 11 tháng 2020 - cao nhất trong vòng 9 năm qua, để vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, vừa tạo thêm công ăn việc làm.

“Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”, chưa bao giờ chân lý đó lại đúng như bây giờ. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính được Việt Nam đặc biệt quan tâm.

4. Mới đây, Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu với số phiếu tín nhiệm rất cao, gần như tuyệt đối, lần thứ hai trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Năm 2020, Việt Nam cũng ghi nhận những mốc mới trong hội nhập quốc tế, với sự nâng cao một bước vị trí, uy tín và năng lực đảm nhận “trọng trách kép” khi đồng thời là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Chủ tịch ASEAN. Đặc biệt, Việt Nam xây dựng được những “cao tốc” đến các thị trường lớn của thế giới như EVFTA; RCEP; UKVFTA…

5. Cuối cùng, trên thực tế cộng đồng doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do những tác động của Covid-19 song vẫn nhìn thấy các cơ hội thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thích ứng linh hoạt, vô cùng bền bỉ và sáng tạo đổi mới. Tương lai của đại dịch Covid-19 vẫn còn rất mơ hồ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần thay đổi cơ bản để thích ứng, như tăng cường tự động hóa, chuyển sang các kênh phân phối trực tuyến và tổ chức lại mô hình làm việc để đảm bảo giãn cách xã hội.

Một Năm mới đến luôn có ý nghĩa mang theo khí thế mới, niềm tin mới, động lực mới để mỗi người nỗ lực hơn, phấn chấn hơn. Đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thực hiện mục tiêu xây dựng dân tộc hùng cường không phải là dễ dàng. Nhưng nếu có khát vọng, có quyết tâm, đồng lòng, chắc chắn Việt Nam sẽ mãi là một dân tộc mạnh, dân tộc mạnh phải có sức sống trường tồn.

Có thể bạn quan tâm

  • Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

    Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

    15:41, 20/01/2021

  • 6 rủi ro của kinh tế Việt Nam năm 2021

    6 rủi ro của kinh tế Việt Nam năm 2021

    14:00, 15/01/2021

  • Động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam năm 2021

    Động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam năm 2021

    15:29, 11/01/2021

  • Công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học về bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam

    Công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học về bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam

    13:49, 07/01/2021

  • Kinh tế Việt Nam năm 2021: Lạc quan nhưng không chủ quan

    Kinh tế Việt Nam năm 2021: Lạc quan nhưng không chủ quan

    11:00, 07/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Xuân mới nghĩ về những kì tích của Việt Nam 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO