Với nền kinh tế của Việt Nam hiện tại, chúng ta rất lạc quan, tuy nhiên cũng không nên chủ quan, để phát triển cũng cần có cái nhìn khách quan hơn.
Theo tôi, dự báo kinh tế cho năm 2021 còn rất nhiều khó khăn. Bởi vì, trong tháng 12/2020, chúng ta tưởng rằng đại dịch COVID-19 sẽ được “khoanh vùng” trên cả thế giới. Nhưng hết tháng 12 và sang cả đầu quý I/2021 dự kiến sẽ còn phức tạp hơn.
Định hướng phát triển kinh tế của năm 2021 vẫn còn là một ẩn số. Vì nếu Việt Nam làm tốt công tác chống dịch COVID-19 nhưng thế giới không làm tốt thì Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Bởi nền kinh tế Việt Nam rất nhỏ bé so với các nền kinh tế khác trên thế giới, khi cả thế giới bị “đổ gãy” nền kinh tế thì Việt Nam cũng không có nhiều cơ hội để phát triển.
Để tự chủ nền kinh tế, theo quan điểm của tôi, Việt Nam cần hướng đến nguồn lực trong nước để phát triển. Tuy nhiên, nguồn lực này lại có dấu hiệu đang cạn dần, vẫn cần sự phối hợp từ nguồn lực FDI, dòng vốn kiều hối… nhưng thực tế dòng kiều hối nay cũng bị ảnh hưởng do các nước còn đang phải chống chọi lại với đại dịch. Do đó, Việt Nam đang phải đối diện với tứ bề khó khăn. Để vượt qua thách thức này, thì chính sách của Chính phủ phải rất linh hoạt, không đưa ra những dự đoán vĩ mô quá cao.
Nhìn lại một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua, chúng ta thấy chính sách đưa ra thì rất tốt, nhưng rào cản từ chính nó lại rất lớn. Như khi chúng ta đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay với lãi suất thấp lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng và những người yếu thế trong xã hội. Nhưng thực tế giải ngân lại không được bao nhiêu so với mong muốn và kỳ vọng.
Hay, chúng ta vẫn nói, các ngân hàng cần phải giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều “than thở” vì rất khó tiếp cận được. Bởi, ngân hàng nhìn thấy các doanh nghiệp không sản xuất được, nợ cũ chưa trả, lãi và gốc chưa thanh toán xong, tài sản thế chấp không có… nếu cho mượn thì lấy gì để trả ngân hàng.
Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, Chính phủ, ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước cần đứng ra “đảm đương” trách nhiệm. Còn nếu giao cho ngân hàng thương mại xử lý thì không khác gì doanh nghiệp phải “đi trên dây”.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế Việt Nam 5 năm 2016-2020: Tăng trưởng chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu
09:41, 28/12/2020
Kinh tế Việt Nam năm COVID-19 thứ nhất (Kỳ IV): WB đưa giải pháp "sống chung với bất định"
06:30, 26/12/2020
Kinh tế Việt Nam năm COVID thứ nhất (Kỳ III): Kết hợp biện pháp tài khoá “mạnh tay”
05:00, 24/12/2020
Kinh tế Việt Nam năm COVID-19 thứ nhất (Kỳ II): Khởi động quá trình phục hồi thông qua chuyển hướng chính sách tiền tệ
11:00, 23/12/2020
Kinh tế Việt Nam năm COVID-19 thứ nhất (Kỳ I): Lý giải khả năng chống chịu của nền kinh tế
05:10, 22/12/2020
Bốn yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam
11:00, 09/11/2020
Kinh tế Việt Nam bắt đầu làm quen với tầm cấp mới
10:40, 26/10/2020
Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi theo hình chữ "V" từ mức đáy quý 2/2020
03:30, 23/10/2020