Đóng cửa thị trường phiên 10/1, VN-Index đánh mất 24,77 điểm, giảm còn 1.503,71 điểm. Cổ phiếu FLC đạt kỷ lục khớp lệnh trên thị trường chứng khoán với 135 triệu cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng?
Đóng cửa thị trường phiên 10/1, VN-Index đánh mất 24,77 điểm, giảm còn 1.503,71 điểm. HNX-Index giảm 10,95 điểm xuống 482,89 điểm. UPCoM-Index giảm 1,3 điểm xuống 114,3 điểm. VN30 giảm 17,54 điểm còn 1.511,7 điểm.
Đà giảm của thị trường xuất phát từ áp lực bán mạnh cuối phiên đã khiến hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ lao dốc đáng chú ý nhất phải kể đến nhóm bất động sản. Rất nhiều cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản tăng "nóng" đợt vừa qua như LDG, CII, CEO... đều bị bán xuống mức giá sàn. Trong số này, BCM và LDG giảm từ giá trần về giá sàn. Bên cạnh đó, NLG giảm 6,8%, FLC giảm 6,2% và khớp lệnh đến hơn 135 triệu cổ phiếu. DXG giảm 5,6%, HDG giảm 5,2%.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cổ phiếu bất động sản đều lao dốc, ngược lại, hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm ngành này vẫn bứt phá như PLA, SGR, QCG, VPH, DTA đều được kéo lên mức giá trần.
Dòng tiền đã có sự dịch chuyển về nhóm bluechips
Thanh khoản thị trường ở mức rất cao, tổng giá trị khớp lệnh đạt 47.345 tỷ đồng, tăng 33% so với phiên trước, trong đó giá trị khớp lệnh riêng trên HoSE tăng 35% lên mức 39.475 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 460 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Như đã nói ở trên, tâm điểm thị trường hôm nay là cổ phiếu FLC với phiên khớp lệnh lịch sử không chỉ riêng với mã này là còn của sàn chứng khoán với gần 135 triệu cổ phiếu, chấm dứt chuỗi tăng mạnh. Tính từ đầu năm 2021 tới nay, cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn FLC đã tăng giá gần 365% từ 4.550 đồng/cp lên hơn 21.000 đồng/cp.
Khởi đầu phiên 10/01 ở giá trần 24.100 đồng/cp tuy nhiên giá cổ phiếu FLC trong phiên có thời điểm rớt về mức giá sàn 21.000 đồng/cp. Cổ phiếu này chốt phiên ở mức 21.150 đồng/cp (giảm hơn 6%).
Nhìn rộng ra toàn thị trường, trong 2 tháng vừa qua, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ hút dòng tiền rất mạnh, tập trung vào nhóm bất động sản và xây dựng. Ngoài lý do tích cực là gói đầu tư công thì còn có hiệu ứng FOMO, giá cổ phiếu tăng liên tục, nhiều mã phiên nào cũng tím đã khiến những nhà đầu tư đứng ngoài hoặc đang nắm các mã lớn cũng sốt ruột đảo hàng, mua vào.
CTCK KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, áp lực chốt lời gia tăng khi chỉ số tiếp cận vùng cản gần 1.540 (+-5) điểm khiến cho đà tăng của chỉ số không được duy trì đến cuối phiên. Mặc dù áp lực rung lắc sẽ còn tiếp diễn trong những phiên tới, cơ hội hồi phục sau đó và hướng tới vùng đích kỳ vọng kế tiếp tại quanh 1.550 điểm vẫn được đánh giá cao với vùng hỗ trợ gần tại quanh 1.51x điểm. “Nhà đầu tư được khuyến nghị nắm giữ vị thế trung hạn và có thể trải mua trở lại từng phần, quanh hỗ trợ các vị thế trading đã bán”, chuyên gia KBSV khuyến nghị.
Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô & Chiến lược Thị trường của KBSV đánh giá, cuối năm 2021 khi một loạt cổ phiếu có tính đầu cơ cao đặc biệt nhóm ngành bất động sản đã tăng giá rất mạnh có thể tính bằng lần, diễn biến tăng mạnh của thị trường như vậy cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
“Khi chúng ta đầu tư vào các doanh nghiệp này phải chấp nhận rủi ro các cổ phiếu khi tăng nóng sẽ đến giai đoạn trở về vùng giá thực tế của những doanh nghiệp. Do đó, khi đầu tư vào các cổ phiếu này nhà đầu tư cần có sự thận trọng nhất định, nên tìm hiểu để tìm được mức giá trị thực thay vì đầu tư theo xu hướng, tin tức không chính thống, sẽ tiềm ẩn rủi ro”, ông Trần Đức Anh cho biết.
Có thể bạn quan tâm
05:15, 10/01/2022
05:07, 10/01/2022
04:30, 10/01/2022