Để có thể vận hành tốt hoạt động mô hình kinh doanh thương mại điện tử mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp cần hoạch định quy trình một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
>>>24-26/4: Khóa tập huấn Xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng Thương Mại Điện Tử
Đó là khẳng định của ông Phạm Văn Hùng, Phó tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tại khai giảng khóa tập huấn xây dựng mô hình kinh doanh trên kênh thương mại điện tử.
Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp triển khai dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã bước trên hành trình ý nghĩa này được 22 năm. Khi chúng tôi bắt đầu làm khởi nghiệp thì các địa phương vẫn còn rất lạ lẫm với cụm từ này nhưng chúng tôi vẫn luôn kiên định và đến nay đã gặt hái được nhiều thành công.
Chương trình đã gắn liền với sứ mệnh tiên phong về phong trào khởi nghiệp nước nhà, là tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp hàng đầu Việt Nam. Đến nay, Chương trình vẫn tiếp tục khẳng định vị thế là đơn vị triển khai các hoạt động khởi nghiệp lâu năm nhất, bền bỉ nhất, nơi đề xuất và tạo môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động.
Chúng tôi luôn mong muốn cập nhật những kiến thức mới, giúp các anh chị trong cộng đồng khởi nghiệp bắt kịp các xu hướng để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nội dung tại khoá tập huấn khai giảng sáng nay chính là để giúp các anh chị tối ưu được mô hình kinh doanh phù hợp để bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thương mại điện tử những năm qua đã đang khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số tại Việt Nam. Bằng những giải pháp, chiến lược phù hợp của các cơ quan quản lý, cùng sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp để tận dụng cơ hội, vượt qua những thử thách của thị trường, thương mại điện tử không chỉ tiếp tục phát triển nhanh chóng mà còn phát triển bền vững trong tương lai, ông Phạm Văn Hùng chia sẻ.
Mặc dù năm 2024 được dự báo sẽ là năm tiếp tục bùng nổ của thị trường thương mại điện tử nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cứ kinh doanh theo xu hướng này sẽ thắng lợi. Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc cập nhật kiến thức đúng, chuẩn và cách thức triển khai bài bản những loại hình kinh doanh mới này mới là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng mục tiêu, ông Phạm Văn Hùng nhận định.
Theo ông Phạm Văn Hùng, để giúp các doanh nghiệp bắt kịp với xu thế, tại khóa học, các giảng viên - chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp các anh chị điều chỉnh mô hình kinh doanh sao cho phù hợp nhất với loại hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Khóa tập huấn sẽ cung cấp cho các anh chị các công cụ và giải pháp để giải quyết khó khăn khi anh chị kinh doanh online. Sau khi kết thúc khóa học, các anh chị đều có thể sử dụng thành thạo các công cụ này cho công việc kinh doanh của mình.
Chúng tôi đã triển khai được 2 lớp với nội dung này tại Thanh Hoá – vùng Bắc Trung bộ và Đồng Nai – Vùng Đông Nam bộ trong năm 2023. Khóa tập huấn đó đã thu hút được hơn 120 học viên là các doanh nghiệp trẻ tham gia. Tại 2 khóa trên, chuyên gia của chúng tôi đã cung cấp và hướng dẫn các học viên thực hành các công cụ mà trước đó các anh chị chưa được tiếp cận. Với khóa tập huấn hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục mang những nội dung ấy đến khoá học này nhưng sẽ có một nội dung mới, cập nhật hơn cho các học viên tại Bến Tre đó là livestream – hình thức bán hàng online được cho là đi đầu xu hướng hiện nay, ông Phạm Văn Hùng khẳng định.
Thưa quý vị, cùng với sản xuất công nghiệp, trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu của Bến Tre đạt hơn 360 triệu USD, tăng 12,34%. Tỉnh đặt ra kế hoạch sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại theo chiều sâu, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối qua các nền tảng thương mại điện tử lớn; kết hợp hài hòa giữa hạ tầng thương mại truyền thống và hạ tầng thương mại hiện đại.. Với kế hoạch xúc tiến thương mại đã được phê duyệt, năm nay tỉnh tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; trong đó, chủ yếu tập trung vào các thị trường các nước châu Á, Trung Đông và Trung Quốc…
Bên cạnh đó, Chính phủ khuyến khích phát triển các nền tảng “Make in Vietnam”, một số doanh nghiệp trong tỉnh và trong khu vực Tây Nam bộ đã tự tin hơn trong việc mở các sàn thương mại điện tử hỗ trợ hàng Việt xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều khía cạnh còn thua kém công nghệ so với các “ông lớn” quốc tế, các nền tảng số Việt còn “lép vế” hơn trên “cuộc đua” đầu tư tài chính. Do vậy, thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nâng cao và tự trau dồi thêm kiến thức để vận hành nền tảng số hỗ trợ cho việc kinh doanh có lãi, ứng dụng công nghệ mới nhằm đưa hàng ra thị trường quốc tế.
Với tầm quan trọng đó, BTC đưa những nội dung này vào khóa tập huấn để hy vọng giúp các doanh nghiệp nhỏ/siêu nhỏ cũng có thể xuất khẩu hoặc hoàn thiện mục tiêu gần hơn là bán được nhiều sản phẩm bằng hình thức kinh doanh này.
Tại khóa tập huấn ông Phạm Văn Hùng hy vọng, các anh chị em học viên hãy nhiệt tình chia sẻ và tích cực trao đổi, thảo luận để tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn. Chúc các học viên có 1 khóa tập huấn thú vị và lĩnh hội thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể áp dụng ngay trong thực tiễn công việc của mình.
Có thể bạn quan tâm