Bất động sản Trung Quốc chật vật tìm lại thời hoàng kim

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bloomberg, người mua nhà trên khắp Trung Quốc đang từ chối thanh toán các khoản thế chấp khi các nhà phát triển chậm tiến độ xây dựng dự án.

>>> Nỗi lo khủng hoảng nợ bất động sản leo thang

Điều này càng làm leo thang cuộc khủng hoảng bất động sản ở đất nước này và gây rủi ro nợ xấu cho các nhà băng.

Nhiều người mua nhà đã từ chối trả tiền vay ngân hàng khi chủ đầu tư kéo dài thời gian hoàn thành các dự án bất động sản.

Nhiều người mua nhà đã từ chối trả tiền vay ngân hàng khi chủ đầu tư kéo dài thời gian hoàn thành các dự án bất động sản

Trước sự vỡ nợ của hàng loạt “ông lớn” bất động sản, thị trường bất động sản Trung Quốc nhuốm màu u tối. Doanh số bán nhà đất và căn hộ tại Trung Quốc giảm 11 tháng liên tiếp, phá kỷ lục trong hơn 2 thập niên qua. 

Tâm lý nhà đầu tư bất an

Theo đánh giá của Bloomberg, sau 1 năm Bắc Kinh siết tín dụng bất động sản, lĩnh vực này vẫn chưa thể vực dậy. Ngoài ra, các ngân hàng Trung Quốc vốn đang phải đối phó với những thách thức do gánh nặng thanh khoản của ngành công nghiệp bất động sản, bây giờ lại chịu thêm sức ép từ các khoản nợ xấu của người mua nhà.

Theo báo cáo mới công bố của Citigroup, chuyên gia phân tích Griffin Chan cho biết: Người mua của 35 dự án tại 22 thành phố ở Trung Quốc đã quyết định dừng thanh toán các khoản vay từ ngày 12/7. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này là do những dự án nhà ở bị chậm tiến độ và giá nhà lao dốc. “Khi các người mua không trả nợ, khoản nợ xấu có thể lên tới 561 tỷ nhân dân tệ (khoảng 83 tỷ USD), chiếm khoảng 1,4% tổng dư nợ thế chấp” - ông Chan cho hay. 

Cũng theo ông, tác động tổng thể với ngành ngân hàng có thể vẫn trong tầm kiểm soát nhưng tâm lý nhà đầu tư của các tổ chức cho vay bất động sản như Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện, Ngân hàng Công thương sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi các khoản vay thế chấp.

Bàn luận về vấn đề này, Lu Ting, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Nomura Holdings nhận định: "Đây là đợt lao dốc bất động sản tệ nhất lịch sử; thậm chí, chuỗi giảm này còn dài hơn năm 2008 và 2014”.

Theo ông, nhiều ý kiến cho rằng sự lao dốc của thị trường bất động sản bắt nguồn chính từ việc Bắc Kinh áp dụng các chính sách giảm tốc vay thế chấp và siết tín dụng với các hãng bất động sản nhằm kiềm chế bong bóng giá và giảm rủi ro tài chính. 

Song, trên thực tế, nhiều thành phố lớn đã nới lỏng chính sách kiểm soát mua nhà và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng hạ lãi suất cho vay thế chấp, nhưng giá nhà tại 100 thành phố của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2022 đã giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm trước (theo khảo sát của hãng nghiên cứu địa ốc China Index Academy).

Có thể nói nguyên nhân của sự tụt dốc này là do chính sách “zezo” covid và hàng loạt các lệnh phong tỏa của chính phủ Trung Quốc khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa và số người thất nghiệp tăng lên vì phong tỏa.

Giới chức Trung Quốc hành động

Bên cạnh những nhận định về tình hình thị trường, chuyên gia phân tích Griffin Chan cũng đưa ra định hướng giúp phục hồi thị trường bất động sản Trung Quốc. Theo ông, việc không thanh toán các khoản vay có thể mang lại bất ổn cho xã hội, nhưng “Ngay lúc này là thời điểm quan trọng, then chốt để ổn định xã hội". 

Một khu chung cư đang xây dựng ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc (Ảnh: Bloomberg)

Một khu chung cư đang xây dựng ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc (Ảnh: Bloomberg)

Hiện giới chức tài chính Trung Quốc đang tập trung đảm bảo sự vỡ nợ của các hãng bất động sản không gây ra khủng hoảng trong toàn ngành. Lãi suất cho vay thế chấp hiện cũng cao hơn hẳn mức lãi sau đợt sụp đổ năm 2014. "Giới chức Trung Quốc không muốn bị đổ lỗi nếu mọi việc lại vượt tầm kiểm soát"- Chen Long, nhà kinh tế tại hãng tư vấn Plenum cho biết.

Các ngân hàng đang gấp rút trấn an các nhà đầu tư rằng rủi ro từ các khoản cho vay đối với người mua nhà là có thể kiểm soát được, với ít nhất 10 công ty đưa ra tuyên bố, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc hay Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp.

Song, Betty Wang, nhà kinh tế cấp cao của Australia & New Zealand Banking Group cho rằng: “Nếu càng nhiều người mua nhà ngừng thanh toán, xu hướng này sẽ lan rộng và không chỉ đe dọa sức khỏe của hệ thống tài chính mà còn tạo ra các vấn đề xã hội trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay”.

Để vực dậy thị trường bất động sản, giới chức Trung Quốc đã nới lỏng nhiều quy định về mua nhà, cũng như giảm lãi suất vay thế chấp. Mặt khác, các công ty phát triển bất động sản cũng bắt đầu “hành động”, họ tích cực sáng tạo các giải pháp để kích cầu, thúc đẩy doanh số, từ chấp nhận thanh toán bằng ngũ cốc hay tặng quà nhằm khuyến khích khách hàng mua nhà.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất động sản Trung Quốc chật vật tìm lại thời hoàng kim tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713459477 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713459477 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10