Cần khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo

Diendandoanhnghiep.vn Trước những hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, các chuyên gia cho rằng, cần khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những hoạt động này.

>> Ngày hội Matchmaking Day - kết nối những nhân tài khởi nghiệp

Trong năm vừa qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy với nhiều hoạt động xây dựng chính sách, kết nối thu hút nguồn lực quốc tế, phát triển khởi nghiệp sáng tạo trong các ngành, lĩnh vực, địa phương.

Trong năm vừa qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy với nhiều hoạt động xây dựng chính sách - Ảnh minh họa: ITN

Trong năm vừa qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy với nhiều hoạt động xây dựng chính sách - Ảnh minh họa: ITN

Thực tế cho thấy, nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc tế đã mở chi nhánh hoặc phối hợp mở các không gian đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, điển hình có thể kể đến sự xuất hiện của "Không gian khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - Seoul" tại Đà Nẵng, hay Trung tâm K-Startup trực thuộc Cơ quan hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (KOSME) tại Hà Nội...

Bên cạnh đó, trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bối cảnh nền kinh tế thế giới chung, Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đẩy mạnh nhiều hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại nhiều địa phương cũng như các ngành, lĩnh vực chuyên sâu.

Nổi bật như "Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030" từ năm 2022 đã bắt đầu được triển khai. Chính phủ đã tích cực đề xuất và thực hiện những dự án nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia như áp dụng Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII); sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong việc thương mại hoá tài sản trí tuệ.

>> Thúc đẩy khởi nghiệp từ Techfest địa phương

Theo chuyên gia, cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ để có cơ sở pháp lý cho hoạt động này - Ảnh minh họa: ITN

Theo chuyên gia, vẫn cần thêm chính sách để có cơ sở pháp lý cho hoạt động này - Ảnh minh họa: ITN

Ngoài ra, các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, giao cho các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội (Đề án 844 hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; Đề án 939 hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; Đề án 1665 hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp…) được triển khai tích cực, có sự phối hợp, liên kết với nhau để hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển bền vững, toàn diện.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn một số rào cản hạn chế sự phát triển một cách mạnh mẽ của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Vì vậy, việc hoàn thiện hành lang pháp lý, trong đó đặc biệt hướng tới làm rõ nội hàm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, ban hành các quy định về loại hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ cũng như hoạt động liên quan là cần thiết.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, hiện chưa có quy định về hỗ trợ cho các tổ chức khởi nghiệp sáng tạo, các địa phương chưa sử dụng được cơ sở vật chất.

Bên cạnh đó thời gian qua nhiều khái niệm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo được sử dụng chưa chuẩn xác, đôi khi gây sự hiểu nhầm, lúng túng trong quản lý, đặc biệt trong xây dựng thực thi chính sách. Theo thống kê có trên 30 thuật ngữ được sử dụng nói về khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo.

“Do đó cần quy định chính thức, định danh tổ chức, quy định chức năng nhiệm vụ và xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ”, ông Minh nhấn mạnh.

Thực tế đổi mới sáng tạo hoạt động việc ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. Hiện luật chưa có hành lang pháp lý cho đổi mới sáng tạo, do đó dẫn tới hiểu chưa đúng về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đây cũng chính là lý do dẫn tới nhầm lẫn khởi nghiệp sáng tạo với doanh nghiệp vừa và nhỏ 

“Là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận thấy cần có một khuôn khổ pháp lý để tạo sự thống nhất và đồng bộ trong cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động trong khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ chưa được ban hành”, Thứ trưởng Hoàng Minh chia sẻ.

Cùng quan điểm, ông Trần Văn Tùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, hiện không dùng cụm từ "khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" mà sử dụng "khởi nghiệp sáng tạo", do đó cần làm rõ khái niệm, phân công giữa các bộ ngành. Đồng thời đề xuất cần có sự phối hợp giữa các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cùng thống nhất xây dựng cơ chế chính sách phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.

“Để có cơ sở pháp lý vững chắc, việc cấp thiết xây dựng Nghị định hướng dẫn nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đồng thời với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia”, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất

Bên cạnh những ý kiến đã nêu, một số chuyên gia cũng cho rằng, khi có hành lang pháp lý rõ ràng sẽ không chỉ giúp các đơn vị có căn cứ triển khai, mà còn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào thực tiễn đời sống, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714354243 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714354243 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10