Cho vay thế chấp bằng hàng tồn kho

Diendandoanhnghiep.vn Dịch COVID-19 bùng phát đã làm đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông hàng hóa, đẩy hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao.

Hiện dịch bệnh đã tạm lắng xuống, nhưng các doanh nghiệp không còn tài sản đảm bảo để tiếp tục vay vốn. Vì vậy theo các chuyên gia, các ngân hàng nên đẩy mạnh cho vay thế chấp bằng hàng tồn kho để hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi.

Tồn kho thành phẩm quý 1/2020 củaCADIVI tăng gấp 1,6 lần so với đầu năm, từ mức 643 tỷ đồng lên 1.046 tỷ đồng.

Tồn kho thành phẩm quý 1/2020 củaCADIVI tăng gấp 1,6 lần so với đầu năm, từ mức 643 tỷ đồng lên 1.046 tỷ đồng.

Tiền đọng hết trong hàng tồn

Dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu cũng là lúc Công ty TNHH dệt may Nam An ở huyện Tiền Hải, Thái Bình thường xuyên đối mặt việc bị hủy đơn hàng. “Dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xuất khẩu. Không chỉ khách quốc tế mà nhiều khách hàng trong nước cũng không mua hàng nữa, khiến hàng sản xuất ra không tiêu thụ được. Hiện lượng hàng tồn kho của chúng tôi rất lớn, giá trị tồn kho của sợi khoảng 15 tỷ đồng và giá trị nguyên liệu khoảng 20 tỷ đồng”, ông Đỗ Văn Nam- Giám đốc Công ty An Nam chia sẻ.

Không chỉ Công ty Nam An mà hầu hết các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu đều gặp tình trạng tương tự khi các đơn hàng liên tục bị hủy. Đơn cử, Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2020 ghi nhận tồn kho thành phẩm tăng gấp 1,6 lần so với đầu năm, từ mức 643 tỷ đồng lên 1.046 tỷ đồng…

Theo Bộ Công thương, các ngành hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ… đang hứng chịu tác động kép từ dịch bệnh. Xu hướng chính của các đối tác là hoãn đơn hàng trong 5 và tạm chưa đàm phán đơn hàng từ tháng 6 trở đi. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2020 tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức tăng 15,6% của cùng thời điểm năm 2019.

Trong bối cảnh hàng làm ra không bán được, tồn kho tăng cao, không ít doanh nghiệp đã chọn giải pháp tạm ngừng sản xuất để “bảo toàn lực lượng”. Số liệu thống kê cho thấy, lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm lên tới 22,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,6% so với cùng kỳ.

Không chỉ công nghiệp chế biến chế tạo, mà nông sản hàng hóa cũng tồn kho rất lớn. Kết quả rà soát của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) được thực hiện với 50 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất, chế biến và thương mại xuất khẩu nông sản vào cuối tháng 3 vừa qua cho thấy, tổng lượng hàng nông sản tồn kho lên tới 48.200 tấn, giá trị thiệt hại ước tính trên 410 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xuất khẩu khu vực ĐBSCL đang tồn kho hàng triệu tấn gạo. Ảnh S.T.

Doanh nghiệp xuất khẩu khu vực ĐBSCL đang tồn kho hàng triệu tấn gạo. Ảnh S.T.

Hóa giải rủi ro

Việc Chính phủ nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội là cơ hội để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất – kinh doanh. Thế nhưng, yếu tố đầu tiên chính là “tiền đâu” khi mà bao nhiêu vốn liếng đang nằm chết trong đống hàng tồn kho.

Nhiều doanh nghiệp phản ánh rất khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng do các ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo. Trong khi hiện 70% vốn trong nền kinh tế từ tín dụng ngân hàng, do vậy nếu chậm trễ triển khai các gói cứu trợ tín dụng, sẽ khiến nhiều doanh nghiệp kiệt quệ, thậm chí bị khai tử chứ nói gì đến chuyện phục hồi.

TS.Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính, cho rằng các ngân hàng trong nước luôn đòi phải có tài sản thế chấp mới cho vay, đặc biệt chỉ “ưa dùng” tài sản thế chấp là bất động sản. Trong bối cảnh doanh nghiệp điêu đứng vì dịch bệnh, các ngân hàng nên cho vay dựa trên hàng tồn kho, thậm chí là các khoản phải thu của doanh nghiệp. “Với sự hỗ trợ của NHNN, sản phẩm cho vay theo công thức dựa trên khoản phải thu của doanh nghiệp, với tỷ lệ khoảng 80%, hoặc hàng tồn kho 50%, tạo nền tảng để các ngân hàng cung cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Trí Hiếu khuyến nghị.

Trên thực tế, nhiều ngân hàng đã từng cho doanh nghiệp thế chấp hàng tồn kho để vay vốn. Tuy nhiên sau đó đã xảy ra không ít vụ việc doanh nghiệp khai khống giá trị, thậm chí là đánh tráo hàng tồn kho, gây thiệt hại không nhỏ cho các ngân hàng và khiến các ngân hàng mất niềm tin.

Để giảm thiểu rủi ro, các chuyên gia cho rằng ngân hàng cần phân loại hàng hóa tồn kho để đưa ra tỷ lệ cấp tín dụng hợp lý. Đặc biệt, ngân hàng phải có bộ phận chuyên trách có khả năng thẩm định giá trị hàng tồn kho, hoặc thuê đơn vị thẩm định độc lập. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần thuê công ty bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ kho hàng, hoặc ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị quản lý kho hàng để tránh tình trạng đánh tráo hàng tồn kho. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho luân chuyển để tránh rủi ro trách nhiệm hình sự đối với cán bộ tín dụng.

“Những vụ lùm xùm trước đây một phần cũng do ngân hàng buông lỏng quản lý. Còn nếu kiểm soát chặt chẽ sẽ giảm thiểu được rủi ro khi cho vay thế chấp bằng hàng tồn kho”, một chuyên gia cho biết và nhấn mạnh, về dài hạn Việt Nam cần sớm thành lập sàn giao dịch hàng tồn kho để tăng thêm tính thanh khoản cho loại tài sản này và ngân hàng cũng cởi mở hơn trong việc cho vay thế chấp bằng hàng tồn kho.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cho vay thế chấp bằng hàng tồn kho tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714086415 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714086415 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10