Chuyển đổi số bắt đầu từ văn hóa

Diendandoanhnghiep.vn Thiết lập chiến lược và xây dựng văn hoá dài hạn là các yếu tố then chốt để doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh và thành công.

 PNJ đã phát triển và chuyển hóa hệ thống bán lẻ thành mô hình đa kênh, tăng trưởng doanh thu nhờ chuyển đổi số.

PNJ đã phát triển và chuyển hóa hệ thống bán lẻ thành mô hình đa kênh, tăng trưởng doanh thu nhờ chuyển đổi số.

Theo Quyết định số 749/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nền kinh tế số của Việt Nam hướng tới mục tiêu đứng thứ hai Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng 29%/năm và sẽ đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Nội soi sức khỏe doanh nghiệp

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã chỉ ra, hiện nay, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980 - 1990.

Thực tế hiện nay, việc tham gia vào quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chậm bởi nhiều thách thức. Những thách thức lớn nhất là doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ về chuyển đổi số, họ cho rằng chuyển đổi số tốn nhiều chi phí, lo lắng về vấn đề thiếu nhân lực công nghệ, lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin nội bộ, bí mật kinh doanh… đặc biệt là, doanh nghiệp khó khăn trong việc xác định hướng đi, lộ trình cụ thể để chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, ông Lê Anh Tiến, CEO Công ty CP Công nghệ Chatbot Việt Nam cho rằng, thiết lập chiến lược và xây dựng văn hoá dài hạn là yếu tố then chốt để doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh hơn. Sự thành công của chuyển đổi số phải nằm trong tư duy, trong cách nhân viên tiếp cận và giải quyết vấn đề hàng ngày, hàng giờ. Doanh nghiệp mà nhân viên không có tư duy số hóa, văn hóa không nuôi dưỡng sự đổi mới, thì rất khó để công nghệ có thể cứu sống được doanh nghiệp.

"Doanh nghiệp bắt đầu vào chuyển đổi số, cần phải nội soi sức khỏe doanh nghiệp trên mọi mặt trận, nhằm đánh giá lại đâu là các nguồn lực đang có sẵn để vận dụng trong chuyển đổi số, đâu là rào cản cần loại bỏ để phù hợp hơn", ông Tiến nhận định.

Sau khi thực hiện các bước trên, vẫn cần khám tổng quát để xác định đang ở cấp độ nào. Việc đánh giá này phải trả lời được các câu hỏi: cách chuyển đổi số đang thực hiện có đem lại thay đổi tích cực cho doanh nghiệp không, nếu không sẽ tiếp tục nhặt sạn để nâng cao chất lượng.

>>Động lực ngành xây dựng từ chuyển đổi số

Thay đổi tầm nhìn

Theo ông Lê Trí Thông - Tổng Giám đốc Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), để phá vỡ rào cản ngại chuyển đổi số, cho rằng yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công nằm ở tầm nhìn chiến lược. Khi bão Covid-19 càn quét, giữa lúc nhiều người chới với, mò mẫm tìm đến cái phao chuyển đổi số, thì PNJ đã tự đổi khi đi trước ít nhất 2 năm. Tư duy chiến lược và đội ngũ đồng lòng là yếu tố căn cơ. Một khi tư duy chưa được khai phóng sẽ khó có sự đồng lòng, khi đó muốn thay đổi gì cũng rất khó khởi động và đạt đủ tốc độ để cất cánh.

"Giai đoạn mới chúng tôi đã tiến hành nhấn nút tái tạo cho PNJ, đó là quá trình chuyển đổi toàn diện với một chuỗi tái tạo nối tiếp nhau: quy trình kinh doanh, cơ cấu tổ chức và vận hành được lập trình kỹ lưỡng, có chiến lược", ông Thông cho biết. Hành trình tái tạo đó sẽ giúp doanh nghiệp phối kết giữa các giá trị nội tại bền vững bên trong với những năng lực hiện đại từ bên ngoài. Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, lấy đà cho các thay đổi lớn và tăng tốc dần. Chính những thành quả trước sẽ tạo vốn cho các chiến thắng tiếp sau.

Theo ông Nguyễn Kim Hùng, quyền Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam, để chuyển đổi số thành công thì công nghệ không phải là bước đầu tiên và quan trọng nhất của chuyển đổi số. Nhưng nếu chỉ xét riêng về công nghệ, với đặc thù về quy mô và tính chất của các doanh nghiệp SME thì hiện tại có lẽ họ cần nhất là những giải pháp hỗ trợ việc bán hàng, từ thương mại điện tử đến chăm sóc khách hàng, marketing, thanh toán trực tuyến, logistics. Những giải pháp này hỗ trợ gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhìn thấy kết quả một cách nhanh chóng. Từ đó, doanh nghiệp mới có niềm tin và có đòn bẩy tài chính để thực hiện các bước chuyển đổi số tiếp theo về quản trị, tài chính hay nhân sự…

"Chuyển đổi số là xu thế tất yếu nhưng không thể vội vàng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần xem xét kỹ nguồn lực của mình, chiến lược phát triển của mình, con đường kinh doanh của mình đã sẵn sàng bước sang một giai đoạn mới hay chưa? Nếu bản thân mô hình kinh doanh hiện tại mình còn chưa làm tốt thì làm sao chuyển đổi số thành công được" - ông Hùng nói.

Để bắt tay vào chuyển đổi số, trước tiên cần làm là rà soát lại toàn bộ hoạt động lõi của doanh nghiệp, chuẩn hoá mọi thứ và hoạch định một chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển, tạo nên một cái móng vững chắc và kiên định với nó thì hành trình xây dựng doanh nghiệp số dù có mất thời gian bao lâu cũng chắc chắn đi đến thành công.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi số bắt đầu từ văn hóa tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713587361 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713587361 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10