Dịch bệnh COVID-19 đang đặt ra cho nhiều quốc gia thách thức phải chuyển đổi trạng thái nền kinh tế để thích ứng.
Trong đó, việc chuyển một phần đầu tư công cho khối tư nhân thực hiện các dự án phục vụ mùa dịch được nhiều chuyên gia khuyến nghị.
Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, điều tiết vĩ mô và hỗ trợ, còn doanh nghiệp chuyên tâm sản xuất. Sự chuyên môn hóa cao độ giúp cho các nền kinh tế tư bản thích ứng nhanh với mọi biến chuyển.
Từ năm 1950, nước Mỹ đã có đạo luật “Sản xuất quốc phòng”, quy định các doanh nghiệp phải có trách nhiệm khi thiên tai dịch họa xảy ra. Ngày 19/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ đã kích hoạt đạo luật này buộc các hãng sản xuất ô tô như GM, Tesla, Ford chuyển đổi dây chuyền sang sản xuất máy trợ thở và thiết bị y tế.
Hay như Đài Loan đã biến nền kinh tế của họ thành “xưởng sản xuất khẩu trang lớn nhất thế giới” từ một lời hiệu triệu của các nhà lãnh đạo.
Chính phủ Thụy Sỹ cũng đặt hàng Công ty Hamilton Medical AG có trụ sở tại Berne, sản xuất 21.000 máy thở trong năm nay, tăng 6.000 chiếc so với 15.000 máy thở năm ngoái.
Tại Italy, ông Gianluca Preziosa, Giám đốc một công ty sản xuất máy trợ thở đã ngay lập tức nhận được lời cầu cứu của chính phủ nước này, dù đây chỉ là một công ty nhỏ...
Có thể bạn quan tâm
00:15, 31/03/2020
11:37, 24/03/2020
16:32, 23/03/2020
07:42, 14/03/2020
00:00, 13/03/2020
00:02, 10/03/2020
05:20, 08/03/2020
Nên “nới lỏng” Nghị định 32?
Ông Trần Văn Thọ, Giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda (Nhật Bản) có nhã ý chuyển giao cho Việt Nam công nghệ sản xuất 2.000 máy thở. Nhưng liệu nhà nước có đủ nguồn lực về hạ tầng và vốn khoảng 2.000 tỷ đồng để thực hiện dự án?
Được biết tháng 4/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Tuy nhiên, Nghị định này không có cơ hội nào cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công. Điều này có bất công khi kinh tế tư nhân được xem là “động lực quan trọng của nền kinh tế”?. Bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ nên nghiên cứu “nới lỏng” Nghị định số 32 để chuyển giao một phần dịch vụ công cho khối tư nhân thực hiện để góp phần sớm khống chế được dịch bệnh.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng cần sử dụng các hình thức đối tác công tư (PPP) để dùng vốn công cùng tư nhân để sản xuất các trang thiết bị y tế chống dịch bệnh.
Trên thực tế, PPP đang phát huy vai trò huy động nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong lĩnh vực y tế, trên toàn quốc đã có 240 bệnh viện tư, hơn 35.000 phòng khám tư, cung cấp 31,2% dịch vụ ngoại trú và 6,3% dịch vụ nội trú. Nguồn lực này rất dồi dào nếu biết sử dụng, sẽ thúc đẩy thêm động lực để các cơ quan hoạch định chính sách thấy vai trò của PPP trong y tế.
Theo dự Luật PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với nhà nước 50% phần tăng thu hoặc nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần giảm thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng đối với dự án PPP, bảo đảm tính công khai, minh bạch và sự công bằng, hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án PPP. Nếu dự luật này được thông qua, sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân tham gia tích cực vào các dự án đầu tư công.