Nhiều chuyên gia cho rằng, từ việc Trung Quốc thành lập riêng sàn chứng khoán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), Việt Nam cũng cần có định hướng thị trường vốn cho nhóm này.
Các đợt phát hành tràn lan trái phiếu chính quyền địa phương và doanh nghiệp địa ốc ở Trung Quốc được cảnh báo tạo áp lực và nguy cơ rủi ro đổ vỡ cho hệ thống tài chính. Thông tin này, cộng hưởng với lo ngại siết doanh nghiệp công nghệ và giáo dục, đã và đang là một trong những vấn đề dẫn đến các cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư quốc tế trên thị trường, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã phải bơm tiền tỷ Nhân dân tệ hòng hỗ trợ thanh khoản. Trong kế hoạch mới nhất, một thông tin khác từ thị trường Trung Quốc, nhưng lại ít được chú ý hơn, đó là kế hoạch ra mắt sàn giao dịch chứng khoán mới dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), hoạt động thương mại dịch vụ và đổi mới sáng tạo.
Quyết định này của Trung Quốc, theo Reuters, có thể tạo ra sự cạnh tranh ngắn hạn về vốn giữa các thị trường, nhưng sẽ là cơ hội dài hạn cho các SMEs của Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh nước này kiểm soát dịch và định hướng trở thành trung tâm dịch vụ toàn cầu.
Câu chuyện của Trung Quốc liệu có gợi mở cho Việt Nam khi ở nước ta, hơn 97% doanh nghiệp là SMEs? Tất nhiên, với 2 sàn chứng khoán Việt Nam đang phát triển, các doanh nghiệp hiện diện cũng hầu hết là nhóm nhỏ và vừa, và quy mô vẫn đang bị nhà đầu tư quốc tế đánh giá là khá nhỏ. Nhưng việc “đo ni đóng giày” theo size – quy mô nào sẽ đi thị trường đó, vẫn là chuyện chúng ta hoàn toàn có thể làm được để thúc đẩy các doanh nghiệp trước mắt tồn tại được, sau nữa là vươn lên.
Ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia tài chính nhận định, đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn lại từ quyết định của Trung Quốc, đến các quyết định chỉ biết “siết và siết” đối với doanh nghiệp nhỏ của ta.
“Việt Nam cần hướng đi để vừa tránh rủi ro hệ thống, đảm bảo minh bạch thị trường, nhưng quan trọng không kém là tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Câu chuyện của các startups công nghệ trong nước phải đi đường vòng để gọi vốn IPO ở nước ngoài cũng là mặt cắt cho thấy việc siết chặt tổng thể nhưng không khơi mở lối thoát, sẽ không thể tạo nền tảng hỗ trợ cho doanh nghiệp. Việt Nam cần thị trường riêng cho các danh nghiệp nhỏ, đặc biệt thị trường có ý nghĩa thu hút vốn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, ông Hoàn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
[eMagazine] Vingroup: Sự trở lại trên thị trường vốn toàn cầu
17:00, 25/03/2021
Tham vọng phía sau kế hoạch đốt tiền của Shopee
05:15, 13/09/2021
Thông tư 14/2021/NHNN chưa như kỳ vọng
15:00, 12/09/2021
Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
05:15, 10/09/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
19:19, 27/08/2021
Rà soát pháp luật: Bất cập Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
04:20, 26/08/2021