Sau hơn 1 năm giá trị xuất khẩu thuỷ sản “tụt dốc” tại thị trường Trung Quốc, thuỷ sản Việt Nam bắt đầu đón nhận tín hiệu tích cực hơn tại thị trường này.
Theo đó, Trung Quốc xác nhận 33 mặt hàng thủy, hải sản được miễn thuế nhập khẩu vào thị trường này.
Trong đó, đáng chú ý có mặt hàng tôm và cá tra trong danh sách này, đây là hai sản phẩm chiếm đến 80% hàng thủy sản xuất sang Trung Quốc. Những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như cá basa (tươi hoặc ướp lạnh), mực khô hay cá ngừ đóng hộp cũng không phải chịu rào cản nào về thuế.
Với việc Trung Quốc nới lỏng chính sách nhập khẩu thủy, hải sản nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận định cánh cửa thị trường Trung Quốc đang rộng mở trở lại, đặc biệt trong bối cảnh thị trường đông dân nhất thế giới đang siết chặt thương mại mậu biên.
Bởi trước đó, thống kê cho thấy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc “lao dốc” liên tục từ 15% năm 2017 xuống còn 14% năm 2018 và tiếp tục xuống 12% trong quý 1/2019. Cụ thể, năm 2017, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng mạnh gần 50% đạt 1,3 tỷ USD. Năm 2018, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc “đảo chiều”, giảm 5%, đạt trên 1,2 tỷ USD.
Tới Quý I/2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 239 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu mặt hàng chủ lực là tôm giảm 15%, cá tra giảm gần 2%.
Bên cạnh việc xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc giảm do cầu, thì chiến tranh thương mại với Mỹ cũng khiến đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá, điều này là một yếu tố giảm sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt nói riêng và hàng xuất khẩu Việt nói chung.
“Mức mất giá trong khoảng thời gian như vậy là khá lớn sẽ khiến hàng xuất khẩu Việt Nam đắt lên, điển hình như với mặt hàng tôm. Cầu đang suy yếu trong khi giá lại đắt lên sẽ làm suy giảm sức xuất khẩu của Việt Nam. Rõ ràng, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang có xu hướng lựa chọn tôm Ấn Độ giá rẻ thay vì tôm Việt”, Chuyên gia Bùi Ngọc Sơn đánh giá.
Trong khi đó, lạc quan hơn về thị trường Trung Quốc, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp đã đặt mục tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trên 1,5 tỷ USD. Mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở vì nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của người dân nước này đang tăng lên.
Có thể bạn quan tâm
17:37, 22/05/2019
19:55, 17/05/2019
11:00, 10/05/2019
11:00, 08/05/2019
06:00, 08/05/2019
05:07, 05/05/2019
Các tỉnh lớn của Trung Quốc đang quan tâm đến vấn đề tiếp cận, mở rộng hoạt động thủy sản buôn bán với Việt Nam thay vì mua qua các đầu mối trung gian trước đây. Thương mại điện tử tại Trung Quốc đang phát triển rất nhanh, nhiều loại thủy sản của Việt Nam đang được giới thiệu rộng rãi đến khắp đất nước này.
“Với sức mua và số liệu thống kê mà chúng tôi có được thì khả năng xuất khẩu 1,5 tỷ USD là không khó, trước đó năm 2018 đạt 1,3 tỷ USD”, ông Hòe cho hay.
Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực đảm bảo các yêu cầu chất lượng của doanh nghiệp chúng tôi cho rằng, cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt hoạt động xuất khẩu biên mậu, đặc biệt là chứng thư xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều của hàng xuất khẩu vào Trung Quốc, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp và hình ảnh sản phẩm thủy sản của Việt Nam.