Đường sắt Việt Nam tiến gần đích tái cơ cấu

KHÁNH HÀ 14/04/2022 00:41

Công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn sẽ hợp nhất thành một đơn vị vận tải đường sắt duy nhất, theo phương án tái cơ cấu vừa được phê duyệt.

>>>[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] "Dùng dằng" đến bao giờ?

Hợp nhất công ty đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Đây là một trong số phương án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được Phó thủ tướng Lê Minh Khái phê duyệt ngày 8/4.

"VNR phải tái cơ cấu từ tài chính, đầu tư, khoa học công nghệ, sản phẩm dịch vụ, tái cơ cấu nhân sự và mô hình tổ chức"

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam gồm 35 công ty con - liên kết (gồm công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và Vận tải đường sắt Sài Gòn), hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, vận tải hành khách và sản xuất đầu máy, toa xe.

Ngoài hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt nêu trên, các chi nhánh Xí nghiệp đầu máy cũng được thu gọn, từ 5 xuống còn 3 chi nhánh.

Cùng đó, hoạt động, tài sản và con người tại ba Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 1, 2 và 3 sẽ được chuyển nguyên trạng về một Ban quản lý dự án đường sắt. Việc này nhằm tạo điều kiện tốt nhất về quy mô, kinh nghiệm... để thực hiện chức năng đại diện chủ đầu tư quản lý các dự án đường sắt do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Như vậy, hai Ban Quản lý dự án đường sắt còn lại sẽ chấm dứt hoạt động.

Phó thủ tướng lưu ý, việc cơ cấu lại doanh nghiệp tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam "không được để thất thoát tài sản Nhà nước". Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt hoàn thiện đề án cơ cấu giai đoạn 2021-2025, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Còn Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và Vận tải đường sắt Sài Gòn hai năm gần đây cũng ghi nhận mức lợi nhuận âm. Với Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội, năm 2020 âm hơn 196 tỷ đồng và năm 2021 âm gần 122 tỷ. Tuy vậy, năm ngoái doanh nghiệp này giảm lỗ gần 74,5 tỷ đồng so với năm 2020.

Tương tự, năm ngoái Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn ghi nhận mức lỗ gần 139 tỷ đồng. Doanh thu thuần xấp xỉ 893,6 tỷ đồng, giảm hơn 358 tỷ đồng so với 2020.

  • [ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] VNR không cần thuộc Bộ GTVT
  • [ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Gỡ 'nút thắt' về giao vốn bảo trì cho ngành đường sắt

Dịch Covid-19 kéo dài nhiều tháng ở TP HCM khiến doanh nghiệp này phải giảm nhiều đoàn tàu trong 3 tháng. Việc dừng chạy tàu ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh, khiến các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu hành khách, hàng hoá... không đạt và giảm so với cùng kỳ. Trong khi đó, doanh nghiệp ghi nhận chi phí phát sinh phòng, chống dịch, vệ sinh toa xe, nhà ga... Nhưng nhờ giảm lương, bố trí lao động làm việc luân phiên, giảm hệ số lương người lao động và các chi phí khác để giảm lỗ... Lợi nhuận sau thuế năm 2021 của doanh nghiệp này lỗ ít hơn 2020 là 78 tỷ đồng.

Hợp nhất là tất yếu

Đề án Cơ cấu lại VNR được trình cấp có thẩm quyền lần đầu tiên vào năm 2016. Khi đó, Đề án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2017 - 2020, với mục tiêu sắp xếp lại và thoái vốn tại các doanh nghiệp trong toàn Tổng công ty, đảm bảo cho đơn vị có mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý hơn theo hướng tập trung vào 3 ngành nghề cốt lõi là vận tải đường sắt, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và cơ khí đường sắt.

Việc sáp nhập hai Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sẽ giúp giảm chi phí vận tải.

Theo ông Minh, thời gian qua, hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn đều kinh doanh hai mảng vận tải hành khách và hàng hóa, cùng một sản phẩm trên một thị trường nên xảy ra cạnh tranh không lành mạnh, tăng chi phí bộ máy. Ví dụ, Công ty CP Vận tải Sài Gòn bố trí người làm dịch vụ trên 50 nhà ga, Công ty CP Vận tải Hà Nội cũng tương tự khiến tăng chi phí, lãng phí nhân sự. Khi sáp nhập, chỉ còn một đơn vị kinh doanh hàng hóa và một đơn vị vận tải khách nên một đơn vị bố trí nhân sự trên 50 ga đó.

Trong các đề xuất tổ chức lại hoạt động vận tải gửi Bộ Giao thông - Vận tải, VNR thừa nhận thất bại trong việc chuyển Haraco (vốn điều lệ 800 tỷ đồng, VNR nắm 91,62%) và Saratrans (vốn điều lệ 503 tỷ đồng, VNR nắm 78,46%) thành các công ty cổ phần. Sau khi chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào đầu tháng 1/2016, kết quả kinh doanh của Haraco và Saratrans đều lao dốc cả về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận.

“Nếu không mạnh dạn dừng các mảng kinh doanh kém hiệu quả, dù đó là nghề truyền thống; cải tổ bộ máy; cắt giảm các chi phí bất hợp lý để sớm đưa đường sắt trở lại đường đua, thì thương hiệu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ không thể tồn tại trong vài năm tới”, ông Vũ Anh Minh thừa nhận.

Có thể bạn quan tâm

  • Đường sắt Nga có tạo tiền lệ vỡ nợ cho các công ty xứ Bạch Dương?

    Đường sắt Nga có tạo tiền lệ vỡ nợ cho các công ty xứ Bạch Dương?

    04:50, 13/04/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phương án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phương án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

    19:18, 08/04/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đầu tư 2 tuyến đường sắt

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đầu tư 2 tuyến đường sắt

    20:17, 30/03/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Hoàn thiện Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Hoàn thiện Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

    20:00, 28/03/2022

  • VNR kiến nghị bố trí 1.700 tỷ đồng tách cầu đường bộ và đường sắt

    VNR kiến nghị bố trí 1.700 tỷ đồng tách cầu đường bộ và đường sắt

    00:00, 14/02/2022

  • Đưa đường sắt cao tốc Cần Thơ-TP HCM vào chính sách đặc thù của Cần Thơ

    Đưa đường sắt cao tốc Cần Thơ-TP HCM vào chính sách đặc thù của Cần Thơ

    00:48, 08/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đường sắt Việt Nam tiến gần đích tái cơ cấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO