Đường sắt Nga có tạo tiền lệ vỡ nợ cho các công ty xứ Bạch Dương?

Diendandoanhnghiep.vn Một cuộc tranh luận đang diễn ra sôi nổi và Ủy ban Tài chính toàn cầu đã được yêu cầu đưa ra phán quyết về việc, liệu các công ty của Chính phủ Nga có vỡ nợ hàng loạt hay hay không?

>> JPMorgan: Chiến sự Nga – Ukraine làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu

Theo hãng tin Bloomberg, Công ty cổ phần Đường sắt Nga đã bị một Ủy ban tài chính toàn cầu phán quyết trong tình trạng vỡ nợ, sau khi bỏ lỡ khoản thanh toán lãi trái phiếu đến hạn trị giá 268 triệu USD vào ngày 14/3 và đã hết thời gian ân hạn 10 ngày sau đó. Đây là quyết định đầu tiên kể từ khi Nga bị áp dụng các biện pháp trừng phạt khiến các giao dịch tài chính trở nên phức tạp.

Khả năng thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ của các công ty Nga và chính phủ nước này đã bị hạn chế nghiêm trọng, do các lệnh trừng phạt của phương Tây

Khả năng thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ của các công ty Nga và chính phủ nước này đã bị hạn chế nghiêm trọng, do các lệnh trừng phạt của phương Tây

CDDC là một Ủy ban gồm các tổ chức tài chính họp để quyết định xem một công ty có vỡ nợ hay không. Bất chấp phán quyết, công ty Đường sắt Nga lập luận trong một tuyên bố rằng, họ đã hoàn thành nghĩa vụ đối với trái phiếu Franc Thụy Sĩ trị giá 268 triệu USD, vì họ đã cố gắng thanh toán nhưng bị chặn do các lệnh trừng phạt.

Khả năng thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ của các công ty Nga và chính phủ nước này đã bị hạn chế nghiêm trọng, do các lệnh trừng phạt của phương Tây được đưa ra sau cuộc tấn công quân sự vào Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 24/2. Sau đó, Mỹ và các đồng minh đã phong tỏa Ngân hàng Trung ương Nga với tổng số khoảng 600 tỷ USD dự trữ ngoại tệ và các công ty bị trừng phạt trực tiếp, bao gồm cả Đường sắt Nga.

Tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã chặn Chính phủ thanh toán các khoản nợ bằng đồng USD tại các ngân hàng Mỹ, khiến mối quan hệ tài chính của hai nước càng đóng băng.

Tài liệu CDDC cũng thể hiện, ông lớn ngân hàng Goldman Sachs, Bank of America và Deutsche Bank nằm trong số các tổ chức bỏ phiếu "đồng ý" với kiến nghị, Đường sắt Nga đã không trả được nợ. Trong khi đó, Đường sắt Nga cho biết rằng, họ đã cố gắng thực hiện các khoản thanh toán, nhưng đã bị chặn do các nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và quy định trong mạng lưới ngân hàng. Đồng thời đã nộp đơn lên Cơ quan Xử phạt Tài chính của Vương quốc Anh để được cấp phép thực hiện tất cả các nghĩa vụ nợ của mình và việc đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán vẫn là một ưu tiên.

Một cuộc tranh luận đang diễn ra sôi nổi và CDDC đã được yêu cầu đưa ra phán quyết về việc liệu công ty của chính phủ Nga hiện đang trong tình trạng vỡ nợ hay không. Công ty của Nga vẫn còn 22 ngày trong thời gian gia hạn 30 ngày để thực hiện thanh toán bằng USD, mặc dù cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P Ratings cho biết kết quả đó là khó xảy ra.

Gary Kirk, Giám đốc danh mục các thị trường mới nổi tại TwentyFour Asset Management LLP cho biết: “Tình hình đã đến giai đoạn mà việc vỡ nợ hàng loạt đối với Nga là gần như không thể tránh khỏi”. Còn theo Roger Landucci, một đối tác tại Alphamatrix Finance ở Geneva, đó sẽ là một vụ vỡ nợ hoàn toàn do chính trị với những tác động tiềm ẩn về chi phí rất lớn đối với các ngân hàng và bảo hiểm rủi ro thị trường. Sẽ có rất nhiều công việc cho luật sư và nhân viên tuân thủ mà không có kết quả rõ ràng.

>> Tác động từ Nga - Ukraine: Tiền tệ suy yếu gây áp lực với các quốc gia châu Á

Các công ty ở vị trí tương tự như EuroChem - nhà sản xuất phân bón của Nga, trước đây đã tuyên bố rằng, việc bỏ lỡ các khoản thanh toán không phải là mặc định, bởi vì chúng được "phân bổ độc quyền" cho các sự kiện ngoài tầm kiểm soát của nhà phát hành. Cùng với đó, công ty khai thác vàng Nordgold đã trở thành công ty mới nhất tham gia vào danh sách các công ty có quỹ bị “mắc kẹt” trong hệ thống thanh toán. Nhóm này cho biết, việc thanh toán lãi suất cho một trái phiếu được phát hành ở Ireland đã không được thực hiện vì những khó khăn kỹ thuật.

Mặc dù phán quyết với Đường sắt Nga của Ủy ban Quyết định Phái sinh Tín dụng tới đây sẽ kích hoạt khoản thanh toán cho các giao dịch hoán đổi tín dụng mặc định, nhưng nó không có tác động trực tiếp đến trái phiếu. Tuy nhiên, nó chỉ ra một rắc rối pháp lý tiềm ẩn giữa công ty và các chủ nợ, bao gồm cả công ty cho vay UniCredit SpA, đã cung cấp khoản vay 585 triệu Franc Thụy Sĩ (627 triệu USD) vào năm ngoái, nếu họ bắt đầu tìm cách thu hồi các khoản đầu tư của mình.

Giới phân tích cho rằng, quyết định của CDDC cũng có thể tạo tiền lệ cho các công ty Nga đang gặp khó khăn trong việc chuyển khoản thanh toán cho các chủ nợ và chính phủ Nga vốn đã tìm cách trả khoản nợ bằng đồng USD.

Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov nói với một tờ báo của Nga rằng, một vụ vỡ nợ chính thức sẽ dẫn đến phản ứng pháp lý của Chính phủ. Vị Bộ trưởng cũng nhắc lại, các nhà đầu tư nước ngoài không nhận được các khoản thanh toán đến hạn là vì “hành động của các ngân hàng Hoa Kỳ và chính phủ Hoa Kỳ tạo ra”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đường sắt Nga có tạo tiền lệ vỡ nợ cho các công ty xứ Bạch Dương? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711679604 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711679604 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10