Giải pháp kích cầu tiêu dùng sau đại dịch COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng tới thu nhập, đời sống người dân. Do đó, việc kích cầu tiêu dùng ở thời điểm này còn “khó hơn đi trên dây”.

Đó là chia sẻ của các doanh nghiệp ngành hàng với PV Diễn đàn Doanh nghiệp liên quan đến các giải pháp kích cầu tiêu dùng sau đại dịch COVID-19.

Nhu cầu tiêu dùng yếu

Theo bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hôi Lương thực TP HCM, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với thị trường tiêu thụ trong nước chính là thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm do đại dịch COVID-19, gây ra khiến người tiêu dùng chắt bóp chi tiêu.

Theo thống kê tổng mức bán lẻ 9 tháng qua, đặc biệt tháng 8, 9 khi TP HCM, Hà Nội và các tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách thì tổng mức bán lẻ lần đầu tiên trong lịch sử tăng trưởng âm, (âm hơn 7%). Trong khi, ở thời điểm trước đây, thông thường hàng năm, tổng mức bán lẻ trong nước tăng trưởng 9-10%, luôn luôn cao 1,5 lần GDP.

bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hôi Lương thực TP HCM: Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với thị trường tiêu thụ trong nước chính là thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm do đại dịch COVID-19, gây ra khiến người tiêu dùng chắt bóp chi tiêu.

Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với thị trường tiêu thụ trong nước chính là thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm do đại dịch COVID-19,.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vinamit, chia sẻ: sức mua của thị trường yếu do thu nhập của người dân giảm, thậm chí là không có thu do tác động của dịch Covid-19. Và điều này khiến người dân không còn cách nào khác là buộc phải chắt bóp chi tiêu, điều chỉnh hành vi tiêu dùng, dẫn đến tổng cầu suy giảm.

Đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp ngành hàng luôn trăn trở và lo lắng cho kế hoạch kinh doanh của mình từ nay đến cuối năm.

“Sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm ra thị trường nhưng không thể tiêu thụ được do đại dịch kéo dài, thu nhập của người dân giảm; hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi sẽ kéo theo hướng giảm tiêu dùng, tăng tiết kiệm để đề phòng rủi ro là điều hiển nhiên. Do đó, việc kích cầu tiêu dùng ở thời điểm hiện tại còn “khó hơn đi trên dây” – ông Viên nói.

Kích cầu ra sao?

Cũng theo ông Viên, để từng bước khôi phục lại phát triển kinh tế, kích cầu tiêu dùng trong lúc này thì vai trò của Chính phủ cần phải đưa ra nhiều các giải pháp đồng bộ để có sự phối hợp chặt chẽ từ Trung ương tới địa phương, tránh hiện tượng “trên thông, dưới nghẽn”.

Dịch bệnh kéo dài khiến người dân không còn cách nào khác là buộc phải điều chỉnh hành vi tiêu dùng, dẫn đến tổng cầu suy giảm.

Để từng bước khôi phục lại phát triển kinh tế, kích cầu tiêu dùng trong lúc này thì vai trò của Chính phủ cần phải đưa ra nhiều các giải pháp đồng bộ để có sự phối hợp chặt chẽ từ Trung ương tới địa phương.

 

Đối với các Bộ, ngành và đặc biệt là Bộ Công thương cần phải vào cuộc mạnh mẽ, phối hợp với Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các ngành, các địa phương thực hiện một loạt các giải pháp kết nối cung cầu, kích cầu nội địa với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp bán lẻ… để có sự bứt phá mạnh về tăng tiêu dùng tổng mức bán lẻ. 

Bên cạnh đó, cần có các giải pháp hữu hiệu để tạo cơ hội việc làm cho người lao động, cải thiện thu nhập của người dân để kích cầu tiêu dùng – ông Viên nói.

Bà Chi thì cho rằng, ngoài các biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa thì Chính phủ nên quan tâm và thực hiện song song các giải pháp về chính sách tiền tệ, tài khoá, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tăng tổng cầu. Đặc biệt là cần quan tâm nhiều hơn đối với các gói hỗ trợ tiêu dùng để tăng tổng cầu, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, kết nối cung cầu.

Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp tái khởi động lại hàng loạt các chương trình kể cả online và offline; khởi động chương trình khuyến mại quốc gia tập trung…. nhằm kết nối giữa người mua và người bán giúp người tiêu dùng tiếp cận hàng hoá thuận lợi, và chú ý tới các sản phẩm giá rẻ.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế để có những hướng dẫn về phòng chống dịch, thích ứng mới với trạng thái bình thường mới nhằm tái khởi động, tái phục hồi nền kinh tế và sản xuất nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch – bà Chi nói.

Cũng theo bà Chi, một điểm cũng rất đáng lưu ý là: “cần tránh tình trạng các địa phương đưa ra các biện pháp phòng chống dịch khá cực đoan, trái với chỉ đạo của Chính phủ về việc đảm bảo lưu thông hàng hoá, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng. Việc đó tạo ra áp lực rất lớn đối với hàng hoá, lưu thông gây đứt chuỗi cung ứng” – bà Chi nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp kích cầu tiêu dùng sau đại dịch COVID-19 tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714098818 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714098818 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10