Giảm mức ký quỹ sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành

Diendandoanhnghiep.vn Giảm 80% mức ký quỹ ở tất cả các dịch vụ lữ hành (nội địa, quốc tế) dự kiến sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ lữ hành và các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường này...

Đây là đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về Luật Du lịch (Dự thảo).

Theo VCCI, du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 khi có sự sụt giảm nghiêm trọng về lượng khách và tổng thu trong năm 2020. Số lượng doanh nghiệp lữ hành rút lui khỏi thị trường khá lớn (30% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép), những doanh nghiệp còn giấy phép thì hoạt động cầm chừng và lâm vào tình trạng rất khó khăn.

“Việc sửa đổi các quy định nhằm giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, Dự thảo sửa đổi quy định về ký quỹ theo hướng giảm 80% mức ký quỹ ở tất cả các dịch vụ lữ hành (nội địa, quốc tế) dự kiến sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ lữ hành và các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường này”, VCCI đánh giá.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về Luật Du lịch dự kiến sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lữ hành - Ảnh minh họa

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về Luật Du lịch dự kiến sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lữ hành - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, để thực sự hỗ trợ doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc một số vấn đề.

Đối với doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê thì trong 05 tháng đầu năm 2021, lượng khách du lịch quốc tế cũng như du lịch trong nước sụt giảm nghiêm trọng so với trước khi dịch bệnh xuất hiện. Doanh thu du lịch lữ hành giảm 48,2% so với cùng kỳ năm trước, lượng khách quốc tế giảm 97,8% so với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực du lịch giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Đặc biệt, theo báo cáo của Ban soạn thảo trong Tờ trình, có đến 30% doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành rút lui khỏi thị trường, các doanh nghiệp còn lại thì hoạt động cầm chừng và rất khó khăn nhất là khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trong hơn 2/3 số địa phương trên cả nước, các biện pháp phòng chống dịch khiến cho hoạt động du lịch khó triển khai, thậm chí là không thể hoạt động. Trong bối cảnh như vậy, việc được rút số tiền ký quỹ sẽ góp phần làm giảm khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

“Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung trường hợp doanh nghiệp có thể tam ngừng kinh doanh dịch vụ lữ hành và trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể được rút tiền ký quỹ (trong trường hợp doanh nghiệp không muốn chấm dứt hoạt động kinh doanh và bị thu hồi giấy phép)”, VCCI kiến nghị.

để thực sự hỗ trợ doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc một số vấn đề

Để thực sự hỗ trợ doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc một số vấn đề liên quan - Ảnh minh họa

Cũng theo VCCI, để vừa đảm bảo quản lý Nhà nước vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Dự thảo cần quy định trình tự, thủ tục để doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, ví dụ như: doanh nghiệp gửi thông báo tới cơ quan cấp phép về việc tạm ngừng kinh doanh, cơ quan cấp phép sẽ cấp văn bản xác nhận việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, văn bản này sẽ là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện rút tiền ký quỹ tại ngân hàng thương mại. Thông tin tạm ngừng kinh doanh sẽ được công khai trên website của cơ quan cấp phép và của doanh nghiệp, khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải nộp đủ tiền ký quỹ, chứng minh đã nộp đủ tiền ký quỹ theo quy định và thực hiện hoạt động kinh doanh.

“Việc thiết kế quy định về tạm ngừng kinh doanh vừa cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ trong thời gian không hoạt động, vừa không phải thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép khi quay trở lại hoạt động, cơ quan Nhà nước cũng có thể kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc công khai thông tin doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh”, VCCI đánh giá.

Đối với doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, theo VCCI, việc hạ mức tiền ký quỹ sẽ hỗ trợ phần nào cho doanh nghiệp về vấn đề tài chính. Tuy nhiên, Dự thảo mới chỉ quy định về mức ký quỹ mới nhưng không sửa các quy định có liên quan khiến cho việc triển khai trên thực tế gặp khó khăn, ví dụ:

Việc giảm mức tiền ký quỹ theo quy định tại Dự thảo thì các doanh nghiệp hiện tại đang ký quỹ theo mức của Nghị định 168/2017/NĐ-CP có được được rút tiền ký quỹ tại ngân hàng không? Quy định này phải cho phép áp dụng đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ lữ hành thì mới có hiệu quả hỗ trợ.

“Vì vậy, Dự thảo cần bổ sung quy định về trình tự, thủ tục, căn cứ để các doanh nghiệp có thể rút tiền ký quỹ tại các ngân hàng, bởi vì Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP đang không quy định giải quyết cho trường hợp đặc biệt này”, VCCI góp ý.

Cũng theo VCCI, sau khi hết thời hạn có hiệu lực của Nghị định sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì doanh nghiệp sẽ phải nộp bổ sung tiền ký quỹ như thế nào? Dự thảo cũng cần phải quy định rõ để đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giảm mức ký quỹ sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713943634 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713943634 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10