Sửa Nghị định 98/2020: Quy định về hành vi vi phạm còn thiếu rõ ràng

ANH KHÔI 05/07/2024 03:00

Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, VCCI cho rằng, quy định về hành vi vi phạm còn thiếu rõ ràng…

>> Một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá còn thiếu thống nhất

Theo đó, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 1552/BCT-TCQLTT ngày 25/6/2024 của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy định tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 1552/BCT-TCQLTT ngày 25/6/2024 của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, góp ý quy định về hành vi vi phạm, VCCI cho biết, Dự thảo quy định các hành vi vi phạm và mức xử phạt, nhưng miêu tả một số hành vi mơ hồ, không có cơ sở để xác định cụ thể, có thể dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp không biết thực hiện như thế nào để đảm bảo không vi phạm.

Có thể kể đến các hành vi như: Hành vi văn bản uỷ quyền hoặc thuê bên thứ ba thực hiện liên quan đến thông tin người tiêu dùng nhưng văn bản quy định không rõ phạm vi, trách nhiệm của mỗi bên trong việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng (Điều 46.1.b Dự thảo), trong khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (luật nội dung) không có quy định cụ thể văn bản uỷ quyền phải quy định phạm vi, trách nhiệm gì và mức độ chi tiết các nghĩa vụ này như thế nào, cho nên khó có căn cứ để doanh nghiệp và cơ quan nhà nước xác định là văn bản nào không rõ;

Hay như, hành vi không tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận quy tắc bảo vệ thông tin (Điều 46.1.e Dự thảo), Điều 17 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 không quy định gì về nghĩa vụ này, mà chỉ quy định doanh nghiệp có trách nhiệm công khai và thông báo trước cho người tiêu dùng (tương ứng với miêu tả hành vi vi phạm tại điểm đ và g). Hơn nữa, không rõ căn cứ nào để xác định như thế nào là tạo điều kiện và khi nào là không?;

>> Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp còn thiếu thống nhất

Trong đó, VCCI cho rằng, quy định về hành vi vi phạm tại Dự thảo còn thiếu rõ ràng - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, VCCI cho rằng, quy định về hành vi vi phạm tại Dự thảo còn thiếu rõ ràng - Ảnh minh họa: ITN

Tương tự, hành vi thiết lập phương thức không rõ ràng để nhận được sự đồng ý của người tiêu dùng (Điều 46.1.i Dự thảo), Luật Bảo vệ người tiêu dùng không có miêu tả cụ thể phương thức đồng ý cần phải có những nội dung như thế nào là rõ ràng. Quy định xử phạt với hành vi này có nguy cơ khiến doanh nghiệp lúc nào cũng có rủi ro bị xử phạt.

Từ các vấn đề đã nêu, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ các nội dung trên. Đồng thời, rà soát lại các quy định trong Dự thảo để đảm bảo miêu tả hành vi vi phạm chính xác, rõ ràng, cụ thể.

Cùng với các nội dung đã nêu, góp ý quy định về hành vi vi phạm hành chính chưa phù hợp về bản chất, VCCI cho rằng, Điều 49.1.a Dự thảo quy định xử phạt doanh nghiệp nếu ngôn ngữ trong hợp đồng không rõ ràng hoặc không dễ hiểu. Các nội dung trong hợp đồng, về bản chất, thuộc về pháp luật dân sự, không phải pháp luật về quản lý Nhà nước, nên việc xếp vào vi phạm hành chính là chưa phù hợp với Điều 2.1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Cần lưu ý rằng, Nhà nước có quy định can thiệp vào hợp đồng để việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể là Điều 24 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 yêu cầu việc giải thích hợp đồng thực hiện theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Nhưng đây chỉ là quy định nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong các tranh chấp dân sự nếu có, không có nghĩa là hành vi này là vi phạm quản lý Nhà nước và phải bị xử lý vi phạm hành chính.

“Ngoài ra, theo phản ánh của doanh nghiệp, ngôn ngữ có tính đa nghĩa, và việc diễn giải ý nghĩa luôn tuỳ thuộc vào cá nhân mỗi người đọc. Nếu quy định như vậy, doanh nghiệp luôn có nguy cơ bị xử phạt vì một điểm nhỏ trong hợp đồng. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này”, VCCI góp ý.

Đồng thời cho rằng, góp ý tương tự với Điều 49.1.b,c và Điều 54.1.d Dự thảo. Việc xác định chấm dứt hợp đồng có trái hợp đồng hay pháp luật hay không là quyền hạn của Toà án. Không rõ cơ quan quản lý hành chính Nhà nước dựa vào cơ sở nào về thẩm quyền để xác định nội dung này?

Ngoài các nội dung nêu trên, góp ý Dự thảo, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, các nhắc các nội dung liên quan đến Điều 45a Dự thảo quy định xử phạt hành chính với hành vi không báo cáo với doanh nghiệp xuất khẩu gạo; Điều 46.1.g,i,k,l,m,n,o Dự thảo quy định xử phạt với hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin người tiêu dùng; Điều 53a.3 Dự thảo quy định xử phạt vi phạm hành chính với nền tảng số trung gian.

Có thể bạn quan tâm

  • Một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá còn thiếu thống nhất

    Một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá còn thiếu thống nhất

    03:00, 20/01/2024

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt

    09:14, 09/06/2023

  • Làm rõ tính khả thi của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán

    Làm rõ tính khả thi của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán

    12:23, 13/02/2023

  • Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp còn thiếu thống nhất

    Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp còn thiếu thống nhất

    03:30, 07/01/2023

  • Không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

    Không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

    13:53, 31/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa Nghị định 98/2020: Quy định về hành vi vi phạm còn thiếu rõ ràng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO