Hà Tĩnh: Ớt rớt giá thê thảm, nông dân chẳng buồn thu hoạch

Diendandoanhnghiep.vn Giá ớt chỉ còn 4.000 đồng/kg khiến những hộ dân xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh như ngồi trên đống lửa bởi giá chỉ bằng 1/6 năm ngoái và rất khó tiêu thụ

Cánh đồng ớt thôn Đoài Phú, xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) những ngày này đang vụ chín rộ nhưng chỉ lác đác vài người ra đồng thu hoạch. Thời điểm này năm trước, thương lái từ các nơi đổ về đây thu mua ớt, nhưng năm nay không thấy bóng dáng ai. Lo mất trắng, người dân thu hoạch ớt rồi tự đưa ra các chợ bán.

Người nông dân trồng ớt đang đứng trước nguy cơ thua lỗ vì giá ớt xuống thấp, khó tiêu thụ

Người nông dân trồng ớt đang đứng trước nguy cơ thua lỗ vì giá ớt xuống thấp, khó tiêu thụ

Gia đình ông Trần Danh Hảo (xóm Đoài Phú) có hơn 1 sào ớt của gia đình đang vào chính vụ thu hoạch nhưng không có ai đến mua. Năm ngoái trồng 1 sào ớt, bán với giá 30.000 đồng/kg, cả vụ mùa gia đình ông thu về 30 triệu đồng.

“Năm nay giá ớt đầu vụ cao nhất 10 ngàn đồng/kg, sau đó giảm dần xuống, hiện chỉ còn 4.000 đồng/kg. Chưa năm nào giá ớt giảm thấp như năm nay lại rất khó tiêu thụ. Từ đầu vụ đến nay chúng tôi thu hoạch rồi tự mang ra các chợ bán. Tiền vốn, phân, giống thì cho đủ đi, còn tiền nhân công thì coi như lỗ”, ông Hảo buồn rầu.

Những năm trước gia đình ông Hảo thu về khoảng 30 triệu đồng sau một vụ ớt, nhưng năm nay chỉ lấy công làm lãi

Những năm trước gia đình ông Hảo thu về khoảng 30 triệu đồng sau một vụ ớt, nhưng năm nay chỉ lấy công làm lãi

Theo người dân, ớt bắt đầu xuống giống từ tháng 1, đến tháng 3 bắt đầu cho thu hoạch. Cứ cách khoảng 2 ngày sẽ thu hoạch một lần. Mỗi sào cho sản lượng hơn 1 tấn ớt.

Vụ thu hoạch ớt kéo dài khoảng 3 tháng tính từ khi thu bói đến khi hết quả

Vụ thu hoạch ớt kéo dài khoảng 3 tháng tính từ khi thu bói đến khi hết quả

Ông Trần Danh Hà, trưởng thôn Đoài Phú cho hay: “Thôn Đoài Phú có khoảng 10 hộ trồng ớt tập trung với 13 sào, ngoài ra người dân trồng nhỏ lẻ tại các vườn hộ cũng khá nhiều. Năm ngoái mỗi sào ớt cho thu hoạch giao động  khoảng 40 triệu đồng nhưng năm nay dự kiến chỉ đạt khoảng 10 - 15 triệu đồng.

Sau mỗi đợt thu hoạch người dân tiếp tục bón phân, vùn gốc để cho ra lứa mới

Sau mỗi đợt thu hoạch người dân tiếp tục bón phân, vùn gốc để cho ra lứa mới

Cũng theo ông Hà, năm nay do tình hình dịch bệnh, thương lái không đến tận nơi thu mua, các nhà hàng, quán ăn chỉ hoạt động cầm chừng nên lượng ớt tiêu thụ rất ít. “Những năm trước có xe của các công ty đến thu mua nhưng năm nay người dân tự đi tiêu thụ. Nhiều gia đình chấp nhận phơi bán ớt bột hoặc để làm tương bán cố vớt vát được đồng vốn”, ông Hà chia sẻ.

Những năm trước đầu vụ giá ớt 30.000 đồng/kg nhưng năm nay chỉ 10.000 đồng, hiện rớt giá chỉ còn 4.000 đồng/kg

Những năm trước đầu vụ giá ớt 30.000 đồng/kg nhưng năm nay chỉ 10.000 đồng, hiện rớt giá chỉ còn 4.000 đồng/kg

Giá rớt thê thảm, người dân bỏ mặc không buồn chăm sóc

Giá rớt thê thảm, người dân bỏ mặc không buồn chăm sóc

Ông Bùi Đức Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn cho biết: “Toàn xã có hơn 5ha diện tích trồng ớt, tập trung chủ yếu ở thôn Thượng Phú, Đoài Thịnh, Bắc Bình... Với cây ớt, giá từ 12.000 đồng\kg thì người dân có lãi từ 15 - 17 triệu đồng nhưng năm nay ớt rớt giá có thời điểm 4.000 đồng/kg, tính ra chỉ đủ bù tiền công. Giá thấp, việc tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh phức tạp, các nhà hàng ít hoạt động”.

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Ớt rớt giá thê thảm, nông dân chẳng buồn thu hoạch tại chuyên mục Phóng sự ảnh của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713523521 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713523521 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10