Hài hòa lợi ích để phát triển thị trường bảo hiểm: Cân bằng lợi ích

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích và rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm, Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm, cần phải chú trọng đúng mức đối với người đi mua, người thụ hưởng bảo hiểm...

Tại phiên họp thứ 3 ngày 13/9/2021, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm

Tại phiên họp thứ 3 ngày 13/9/2021, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm

Dự thảo Luật lần này nếu được thông qua sẽ có những tác động rất cụ thể. Trước hết sẽ tiếp cận thông lệ thị trường bảo hiểm quốc tế và sẽ mở rộng được thị trường này ở 2 khía cạnh: Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được tham gia thị trường Việt Nam, tạo ra lựa chọn phong phú hơn cho những người muốn tham gia bảo hiểm. Khi hoạt động này được tạo điều kiện thì chắc chắn việc chăm sóc với người dân cũng sẽ đạt chất lượng tốt hơn. Và cũng có những hành lang pháp lý để quản lý tốt hơn hoạt động này.

Tuy nhiên, tại kỳ họp Thường vụ Quốc hội gần đây, liên quan đến quyền, lợi ích của người mua bảo hiểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội - Lê Thị Nga cho rằng, mục đích của việc mua bảo hiểm là để bù đắp các tổn thất, khắc phục thiệt hại do rủi ro ngẫu nhiên, mà vi phạm pháp luật do vô ý cũng là một sự việc không mong muốn. Cá nhân tuy có thể thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

“Do đó, đề nghị làm rõ lý do của việc loại bỏ trường hợp này, quy định như vậy có bảo vệ được quyền lợi của người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng hay không, nhất là trong trường hợp mua bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới?”, bà Nga nêu quan điểm.

Thậm chí, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - Lê Thị Nga thẳng thắn, quy định về vô hiệu không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, không bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Bởi theo quy định tại khoản 2, Điều 131 Bộ luật Dân sự, khi giao dịch vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại toàn bộ chi phí cho bên mua bảo hiểm mà không được trừ đi bất kỳ khoản chi phí nào. Đồng thời, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hài hòa lợi ích để phát triển thị trường bảo hiểm: Cân bằng lợi ích tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713580824 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713580824 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10