Một quốc gia cường thịnh cần phải có đội ngũ doanh nhân và hệ thống doanh nghiệp vững mạnh, từ đó đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp quốc gia.
>>Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh là "điểm sáng" giữa đại dịch
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để quốc gia thịnh vượng
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và phong trào khởi nghiệp quốc gia. Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo doanh nhân, chương trình đào tạo về khởi sự doanh nghiệp”.
>>Khởi nghiệp quốc gia “sức sống tuổi 20”
>>Đón nhận các lựa chọn trong “bình thường mới”
Năm 2019, Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã xác định tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á; đồng thời, tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, nhất là hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã cụ thể hóa thành chương trình hành động và các chiến lược, đề án, kế hoạch triển khai cụ thể.
Năm 2021 cho thấy, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng ở mức khá về chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái khởi nghiệp (Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hệ sinh thái khởi nghiệp. Việt Nam xếp hạng 59/100 quốc gia. Việt Nam xếp thứ 3 trong nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Singapore); đồng thời, các chương trình khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo đã đạt nhiều kết quả tích cực và thực chất.
Những kết quả trên đã khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và triển khai quyết liệt, hiệu quả của Chỉnh phủ và các cơ quan, sự nỗ lực và đóng góp của các tổ chức, trong đó có Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Chương trình Festival khởi nghiệp do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức từ năm 2003 đến nay.
Khởi nghiệp quốc gia đã góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, thiết lập mối quan hệ hỗ trợ hợp tác với 35 tỉnh, thành phố và hơn 150 trường đại học/cao đẳng trên toàn quốc; đóng góp nhiều ý kiến trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; kết nối với các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn trong việc thúc đẩy hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Nhiệm vụ đột phá chiến lược
Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị đã xác định tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhóm đầu châu Á. Đồng thời, tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị cũng đã đề ra một số chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Hoạt động khởi nghiệp Quốc gia được triển khai trong 5 năm qua đã và đang phát triển mạnh mẽ với những sản phẩm công nghệ, nền tảng công nghệ mang lại các giá trị hữu ích cho cuộc sống. Chương trình là nơi gắn kết chặt chẽ với chiến lược thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 là nước phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, phấn đấu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Một trong những yêu cầu đặt ra là cần phải “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường”, trong đó “phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” được xác định là một trong những nhiệm vụ đột phá chiến lược.
Ban Kinh tế Trung ương đề nghị các hoạt động của Chương trình cần tiếp tục gắn với thực tiễn, góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước, trước hết gắn với thực hiện Chiến lược phòng chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế; thúc đẩy xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp mở.
Đảng và Nhà nước kỳ vọng mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức khơi dậy ý chí tự lực tự cường, trong đó phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ đột phá chiến lược. Trong thời gian tới, Ban Kinh tế Trung ương đề nghị chương trình tiếp tục đổi mới, cải thiện nội dung và hình thức, tạo ra những điểm khác biệt, bản sắc riêng, đồng thời gắn với thực tiễn góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, trước hết gắn với chiến lược phục hồi kinh tế trong thời gian tới
Ban Kinh tế Trung ương luôn đồng hành và hỗ trợ chương trình, đồng thời phối hợp với Ban, Bộ ngành Trung ương kịp thời có những kiến nghị tham mưu với Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ… về các chủ trương, chính sách để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, trong đó có phát triển Chương trình do VCCI chủ trì thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
CHUNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA: Quán quân thuộc về dự án Cyberpurify – Kiến taọ Internet an toàn hơn cho trẻ em
17:41, 10/12/2021
CHUNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA: Marie’s - Nhà là xưởng kỳ vọng ngôi nhà hạnh phúc, ngôi làng thịnh vượng
16:57, 10/12/2021
CHUNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA: Bh.nông và tâm huyết bỏ phố về rừng, mang hương rừng ra phố
16:14, 10/12/2021