Việc lãi suất huy động giảm sẽ tạo cơ hội cho việc giảm lãi suất cho vay. Đây sẽ là sự hỗ trợ tốt đối với các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay.
>>VARS: Giá nhà khó giảm nếu không cải thiện nguồn cung
Kể từ ngày 3/4, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm 0.3 – 0.5% lãi suất điều hành, kéo theo việc giảm lãi suất cho vay. Tại các ngân hàng, lãi suất tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng giảm từ 1% xuống 0.5%/năm; lãi suất có kì hạn từ 1 tháng đến dứoi 6 tháng giảm từ 6% xuống 5.5%/năm. Bốn NHNN có lãi suất huy động kì hạn 1 và 3 tháng ở mức 4.9%/năm – 5.4%/năm. Các ngân hàng cổ phần lại phổ biến ở mức 5.5%/năm với các kì hạn dưới 6 tháng.
Đối với kì hạn 12 tháng trở lên, mức lãi suất cao nhất cũng đã hạ từ 7.4% - 8.5%/năm. Theo đó, các ngân hàng tư nhân như OceanBank đã giảm 0.2 điểm %, còn 8.8%/năm. Đối với kì hạn 6 tháng, lãi suất giảm chỉ còn 8.2%/năm.
Tiếp đến là BaoVietBank giảm 0.1 đến 0.2 điểm %. Theo đó, lãi suất kì hạn 6 tháng là 8.8%/năm, còn kì hạn 12 tháng là 8.9%/năm.
Đối với VietABank, mức điều chỉnh kì hạn 6 – 12 tháng là 0.3%/năm, tương đương với mức lãi suất 7.8 – 8.2%/năm. Tương tự với HDBank, từ 23/3 ngân hàng này đã chỉnh lãi suất kì hạn 6 tháng từ 9%/năm xuống còn 8.8%/năm.
Như vậy, các ngân hàng trước đây có mốc lãi suất 9%/năm, hiện nay đã đều điều chỉnh để xuống dưới mốc này. Chỉ duy nhất còn lại hai ngân hàng có lãi suất tiền gửi kì hạn 12 tháng từ 9%/năm là ABBank và SCB. Tuy vậy, mức lãi suất này cũng yêu cầu khách hàng cần phải đáp ứng khá nhiều các điều kiện mà ngân hàng đưa ra.
Có thể nói, đây là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường và là tiền đề để phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đối với các lĩnh vực ưu tiên, trần lãi suất cho vay ngắn hạn giảm xuống 4.5%/năm, giúp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn theo chủ trương của Chính phủ.
Nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại cho rằng, việc giảm lãi suất sẽ giúp giảm chi phí đầu vào và qua đó giảm lãi suất cho vay, khẳng định xu hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Tổng Giám đốc NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chia sẻ: "Ngày 3-4, Vietcombank sẽ giảm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng xuống dưới 0,5%/năm; giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống dưới 5,5%/năm..."
Ông nói thêm, việc NHNN giảm lãi suất là điều cần thiết bởi hiện nay lãi suất rất cao. Khách hàng lo ngại không dám vay vốn khiến tín dụng tăng trưởng chậm. Do đó, khi lãi suất tiền gửi giảm, chi phí huy động vốn sẽ giảm theo, các NH sẽ tính toán để giảm thêm lãi suất cho vay, kích thích người dân vay vốn làm ăn để NH mở rộng đầu ra.
Đồng quan điểm với ông Tùng, lãnh đạo VietinBank cho biết: "Thời điểm này, các NH này giảm lãi suất tiết kiệm để số vốn huy động mới hòa quyện vào số vốn cũ nhằm kéo giảm lãi suất huy động vốn bình quân. Đồng thời, các NH lớn cũng giảm biên độ lợi nhuận xuống mức tối thiểu. Theo đó, trong vài tháng tới, lãi suất cho vay tại các NH lớn sẽ giảm thêm, thúc đẩy các NH khác giảm theo vì nếu những NH neo lãi suất cho vay cao sẽ không có người vay, đầu ra của tín dụng sẽ bị thu hẹp".
>>Cấp sổ hồng cho condotel trong tháng 5/2023
Để đánh giá vấn đề này, TS Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng: "Việc giảm lãi suất sẽ góp phần hỗ trợ DN về nghĩa vụ tài chính, nhất là trong bối cảnh áp lực trái phiếu đáo hạn tăng; xuất khẩu, sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng chậm lại, dù đang cải thiện từ tháng 2-2023. Tất nhiên, người gửi tiền có thể sẽ nhận lãi suất thấp hơn một chút so với trước nhưng mặt bằng lãi suất thấp hơn là điều mà đa số DN, người dân mong đợi".
Tuy nhiên, không nên chủ quan với lạm phát vì lạm phát ở Việt Nam còn ở mức cao, áp lực tăng còn khá lớn, giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý có thể tăng như giá điện, y tế, giáo dục..; bên cạnh đó, nguồn cung tiền từ đầu tư công, tín dụng, kênh dẫn vốn là các yếu tố tạo áp lực tăng giá.
Nhìn chung, việc giảm lãi suất là yếu tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế nói chung cũng như thúc đẩy việc cho vay tín dụng của người dân cũng như doanh nghiệp. Hiệu ứng tích cực này sẽ được lan tỏa với nhiều ngành nghề của nền kinh tế, tương tự đối với bất động sản.
Trong tương lai, đà giảm lãi suất cho vay sẽ tiếp tục mang đến tâm lý tốt dành cho người mua nhà cũng như các chủ đầu tư dự án.
Có thể bạn quan tâm