Ngân hàng cần có phương án cụ thể để giảm lãi suất cho vay...

NGUYỄN HÙNG- Cty Chứng khoán ACBS 20/07/2021 05:00

Kể từ 15/7/2021, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch, nhiều ngân hàng đã rục rịch giảm lãi suất. Dù chính sách này có tác động một phần đến lợi nhuận ...

Việc giảm lãi vay sẽ ảnh hưởng nhất định đến cả doanh thu vàp/lợi nhuận ngân hàng

Việc giảm lãi vay sẽ có tác động 2 chiều đến doanh thu và lợi nhuận ngân hàng

Lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu?

Báo cáo hoạt động kinh doanh nhóm ngân hàng do FiinGroup tổng hợp cho biết dù chịu tác động từ dịch bệnh nhưng nhóm ngân hàng niêm yết vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hơn 10,2% năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2021 nhóm này vẫn tiếp tục vẫn tăng trưởng dương…

Trong đó, với việc lãi suất huy động giữ xu hướng giảm liên tục hơn 1 qua khiến, NIM (biên lãi ròng) của ngân hàng đều ở mức cao. Điều này cho thấy lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với mức giảm lãi suất huy động trong bối cảnh lãi suất thấp hiện nay.

Trong bối cảnh dịch bệnh, ngành ngân hàng lại có một số thuận lợi nhất định so với các lĩnh vực kinh tế khác. Theo đó, lợi nhuận ngân hàng tăng một phần vì lãi suất đầu vào đã giảm đáng kể, trong khi lãi suất cho vay không giảm tương xứng giúp biên lợi nhuận ngành cao hơn so với những năm trước. Cùng với đó, nhờ Thông tư 01/NHNN các ngân hàng đã được NHNN cho phép không chuyển nhóm nợ với phần dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19, từ đó các ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều như thực tế.

NHNN thực chất đã kêu gọi các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay từ Q1/2020 – thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát. Tuy nhiên, yêu cầu lần này rõ ràng hơn, khi NNHN muốn những con số hỗ trợ chi tiết hơn để thị trường nhìn nhận được sự chia sẻ của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế. 

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng nhằm phục hồi, duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp; từ ngày 15/7/2021 đến 31/12/2021, BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất hiện hành.Trong 6 tháng đầu năm 2021, BIDV đã triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi với tổng quy mô lên đến 368 nghìn tỷ đồng và đã chủ động giảm thu nhập 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng.

Trong 6 tháng cuối năm 2021, BIDV dự kiến tiếp tục hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng nguồn lực hỗ trợ lên đến 3.600 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ giảm lãi suất cho vay 2.000 tỷ đồng đối với dư nợ hiện hữu và 1.600 tỷ đồng đối với dư nợ cho vay mới. Như vậy, tổng nguồn lực BIDV dự kiến hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021 lên tới 6.100 tỷ đồng...

Theo đó 16 TCTD cũng cam kết giảm lãi suất cho các doanh nghiệp và hỗ trợ nền kinh tế.

Theo ước tính sơ bộ của Công ty Chứng khoán ACBS, tác động của đợt hỗ trợ lần này lên lợi nhuận của các ngân hàng như bảng sau: 

Tuy nhiên, mức độ tác động thực tế có thể thấp hơn ước tính trên tùy thuộc vào quy mô dư nợ bị ảnh hưởng và mức lãi suất ưu đãi cụ thể đối với từng khoản vay.

Mặc dù quy mô của gói hỗ trợ là chưa thực sự quá rõ ràng, nhưng đánh giá chung tác động là khá đáng kể lên lợi nhuận của các ngân hàng có hỗ trợ trên quy mô rộng như Vietcombank và MBBank. Hai ngân hàng chỉ hỗ trợ một cách chọn lọc (đối với dư nợ tại các lĩnh vực/đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh), tác động lên lợi nhuận của các ngân hàng này sẽ ít hơn.

Ngoài ra, việc hỗ trợ lãi suất cho vay trên quy mô lớn sẽ kích thích nhu cầu đi vay và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2021. Theo đó, tác động lên lợi nhuận chung của ngân hàng có thể được bù đắp bởi tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng lên. Việc quản lý tài sản - nguồn vốn hiệu quả hơn, tăng trưởng thu nhập từ các hoạt động khác và quản lý chi phí hoạt động của các nhà băng sẽ tốt hơn.

NIM của các nhà băng giảm mạnh

Xu hướng giảm lãi suất đã khá rõ ràng và nhiều chuyên gia dự báo có khả năng sẽ tiếp tục giảm thêm trong thời gian tới nếu dịch bệnh còn kéo dài. Về mặt lý thuyết, khi lãi suất cho vay giảm, thì sẽ tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, từ đó làm tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, điều này chỉ hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế phát triển. Nếu trong bối cảnh dịch bệnh đang tác động lớn tới hoạt động của doanh nghiệp thì rất khó.

Có thể thấy, ưu đãi về lãi suất đã giảm nhưng tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tính đến thời điểm 21/6/2021 đạt 5,47% so với cuối năm 2020, cho thấy cầu tín dụng đã bắt đầu phục hồi nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc giảm lãi suất cho vay, chắc chắn cũng khiến lợi nhuận ròng của nhiều ngân hàng có thể sẽ bị ảnh hưởng. Về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), nhiều khả năng ảnh hưởng lên NIM ở các ngân hàng quốc doanh sẽ mạnh hơn so với các ngân hàng tư nhân do tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) cao làm hạn chế dư địa giảm chi phí huy động.

Các chuyên gia dự báo, không loại trừ khả năng NHNN sẽ tiếp tục đề ra các chính sách nhằm giảm lãi suất cho vay sâu hơn nữa. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 phạm vi rộng hơn. Do vậy, các gói hỗ trợ tín dụng có thể không phải chỉ dành cho các doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch mà có thể còn mở rộng ra những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng gián tiếp và toàn nền kinh tế. Như vậy, trong trường hợp đó, các ảnh hưởng của dịch lên NIM của các ngân hàng sẽ rõ rệt hơn...

Với chính sách hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, vừa một mặt sẽ giúp ngân hàng có cơ hội thúc đẩy cho vay, mục tiêu cao hơn là thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp - khách hàng, những người bạn và đối tác của chính ngân hàng vượt qua đại dịch, góp phần hỗ trợ nền kinh tế vững vàng; mặt khác có phần "hy sinh" lợi nhuận ở thời điểm cần thiết, các TCTD rõ ràng cần có phương án thích hợp, cụ thể để vừa hỗ trợ giảm lãi suất cho doanh nghiệp và nền kinh tế vừa cân đối đảm bảo an toàn hệ thống...

Có thể bạn quan tâm

  • Cần

    Cần "thưởng room tín dụng" cho ngân hàng giảm mạnh lãi suất vay

    12:00, 19/07/2021

  • Nếu ngân hàng không… tự nguyện?

    Nếu ngân hàng không… tự nguyện?

    12:00, 16/07/2021

  • Lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu?

    Lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu?

    11:30, 16/07/2021

  • Những ngân hàng nào vừa được nới room tăng trưởng tín dụng?

    Những ngân hàng nào vừa được nới room tăng trưởng tín dụng?

    16:01, 15/07/2021

  • Cần cấp thêm chỉ tiêu tín dụng cho ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp

    Cần cấp thêm chỉ tiêu tín dụng cho ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp

    05:30, 15/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngân hàng cần có phương án cụ thể để giảm lãi suất cho vay...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO