Nguy cơ đình trệ các dự án đầu tư công do "cơn bão" tăng giá vật liệu

Diendandoanhnghiep.vn Đầu tư công - động lực tăng trưởng lớn nhất của nền kinh tế trong năm nay đang đứng trước rủi ro từ dịch bệnh COVID-19 và "cơn bão" giá vật liệu xây dựng.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công sẽ là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2021. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng lớn nhất này đang đứng trước rủi ro từ dịch bệnh COVID-19 và "cơn bão" giá vật liệu xây dựng.

Đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đang được gấp rút thi công Ảnh: Hữu Việt

Đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đang được gấp rút thi công. Ảnh: Hữu Việt

Loạt dự án "treo" thi công

Theo ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch HĐQT, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho biết, doanh nghiệp đang phải chạy đôn chạy đáo đàm phán lo vật liệu cho hàng loạt dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước như Cầu Cửa Lục 1, Cầu Cửa Lục 3… 

“Riêng tại dự án thành phần Cam Lâm – Vĩnh Hảo thuộc cao tốc Bắc Nam phía Đông mà Đèo Cả làm chủ đầu tư, giá thép tăng 40% đã làm phát sinh chi phí thêm gần 150 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án của doanh nghiệp”, đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết.

Tương tự, tại dự án Cầu Rào 1 tại Hải Phòng, đơn giá thép tròn khi dự thầu theo giá công bố quý 3/2020 là 10.900 đồng/kg (chưa bao gồm VAT), nhưng hiện nay giá bán đã tăng gần 55% lên 16.845 đồng/kg. Trong khi đó, đơn giá mà liên danh nhà thầu đang áp dụng vào công trình này là 12.084 đồng/kg (chưa bao gồm VAT), chênh lệch gần 5.000đồng/kg so với giá bán.

“Với tổng khối lượng sắt thép sử dụng cho công trình này lên khoảng 6.200 tấn, chênh lệch giữa giá thép áp dụng cho gói thầu và giá thị trường hiện tại đã lên gần 30 tỷ đồng. Vì vậy, việc bảo đảm tiến độ dự án hoàn thành vào cuối năm 2021 là một thách thức lớn với liên danh nhà thầu”, ông Hồ Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cơ khí xây dựng Thăng Long nhấn mạnh.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ông Nguyễn Minh Khiêm, Tổng Giám đốc Tổng Công ty 319 - đơn vị đang thi công 3 dự án trọng điểm là Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn và Mỹ Thuận - Cần Thơ cho biết, do giá vật liệu tăng, khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, khó đạt tiến độ.

Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết do Ban Quản lý Dự án 7 (Bộ GTVT) quản lý được khởi công ngày 30/9/2020 với tổng mức đầu tư khoảng gần 11.000 tỷ đồng, cũng đang trong tình trạng "treo thi công" tương tự. Dự án có chiều dài 100,8km, dự kiến cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2022, nhưng do giá vật liệu tăng chóng mặt nên các nhà thầu không thể xoay xở và dự án khó có thể về đích đúng kế hoạch.

Các nhà thầu thi công các gói thầu thuộc Dự án cao tốc bắc – nam, đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết.

Các nhà thầu thi công các gói thầu thuộc Dự án cao tốc Bắc – Nam, đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết.

Chuyên gia nhận định, nhiều dự án đầu tư công có nguy cơ đình trệ trước đà tăng phi mã tới hơn 40% của giá thép và các vật liệu xây dựng khác khiến nhiều dự án đầu tư công phải dừng thi công do đội vốn xây dựng.

Cần nhanh chóng tháo gỡ 

Số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước giải ngân đạt gần 99.000 tỷ đồng, bằng 21,5% kế hoạch năm và tăng 16,3% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng này được đánh giá là cao nhất giai đoạn 2017 - 2021, nhưng so với kế hoạch năm còn khá thấp.

Vật liệu xây dựng tăng đã làm thay đổi tổng vốn đầu tư, nội dung quan trọng nhất trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư. Khi tổng mức đầu tư thay đổi, chủ đầu tư buộc phải xin thay đổi chủ trương đầu tư. Thủ tục này có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí hàng năm. Vì vậy, nếu Chính phủ không chỉ đạo quyết liệt, giải ngân đầu tư công năm nay chắc chắn sẽ thấp.

Về việc dự án đầu tư công có nguy cơ đình trệ khi giá hàng hóa tăng, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, không chỉ thép mà rất nhiều vật liệu xây dựng khác tăng giá đã làm đội vốn công trình xây dựng. Điều này khiến nhiều dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước có nguy cơ đình trệ.

Đại diện doanh nghiệp thi công dự án thành phần Cam Lâm - Vĩnh Hảo cho biết, giá thép tăng đã làm phát sinh chi phí thêm gần 150 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án. Dù đã có phương án dự phòng rủi ro từ biến động giá của thị trường, nhưng đà tăng giá phi mã của nguyên vật liệu khiến doanh nghiệp và nhà thầu khó cầm cự, buộc phải chấp nhận chịu phạt thầu hoặc dừng thi công để tránh bị thiệt hại.

“Các gói thầu đầu tư dùng vốn ngân sách nhà nước chúng tôi đang thi công buộc phải ngưng. Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công của doanh nghiệp năm 2021chắc chắn bị ảnh hưởng. Điều này cần sớm được tháo gỡ, nhất là trong bối cảnh đầu tư công được xem là động lực tăng trưởng quan trọng giữa bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp”, một đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Bộ GTVT mới đây đã có công văn hỏa tốc yêu cầu chủ đầu tư dự án hạ tầng giao thông khẩn trương đề xuất các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực do biến động giá thép. Bộ Xây dựng cũng có công văn đề nghị các cơ quan liên quan đánh giá tác động của COVID-19 và biến động giá một số vật liệu xây dựng đến tình hình dự án đầu tư công.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ đình trệ các dự án đầu tư công do "cơn bão" tăng giá vật liệu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714047967 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714047967 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10