Phát triển bền vững thời kỳ 4.0: Sẽ không doanh nghiệp nào bị bỏ lại phía sau

Quốc Anh thực hiện 04/07/2018 19:00

Hội nghị toàn quốc về PTBV do VBCSD - VCCI tổ chức được kỳ vọng sẽ đưa ra những giải pháp mới để thúc đẩy chiến lược tăng trưởng xanh và PTBV quốc gia thời kỳ CMCN 4.0.

Trước thềm hội nghị, DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng thư ký VCCI xung quanh nội dung này.

Ông Vinh cho biết, Hội nghị năm nay có chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hoá các mục tiêu PTBV trong thời kỳ CMCN 4.0”. Sự kiện này được phối hợp tổ chức bởi Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB), với sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, các đối tác quan trọng của Việt Nam như Liên hợp quốc, cộng đồng các đối tác nước ngoài. Đặc biệt là với sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

- Thưa ông, hiện nay việc thực hiện PTBV đối với doanh nghiệp đã trở nên rất quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó cũng là thông điệp mà Hội nghị năm nay hướng tới?

Trước tiên tôi muốn nói rằng, phải thực hiện PTBV thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mới được nâng cao, từ đó năng suất quản trị doanh nghiệp cũng được cải thiện. Điều này gắn với việc xây dựng năng lực cho toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời có thể nắm bắt được những cơ hội mới mà PTVB mang lại. Ví dụ như cơ hội tạo ra 12000 tỷ USD mỗi năm từ việc gắn kết PTBV trong chiến lược hoạt động kinh doanh của DN, hay như cơ hội tạo hàng trăm triệu việc làm… đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng kỷ nguyên số sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt đời sống.

Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải tranh thủ cơ hội này để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị của doanh nghiệp, mở rộng thị trường. Đó chính là lý do tại sao chủ đề của Hội nghị năm nay tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa 17 mục tiêu PTBV và cách mạng 4.0. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam nói chung và sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

Chủ đề của hội nghị năm nay đã nhấn mạnh vấn đề PTBV trong thời kỳ 4.0 có nghĩa là thực hiện PTBV trong doanh nghiệp đã sang một thời kỳ mới, với những thách thức mới. Vậy đâu là những vấn đề mà doanh nghiệp cần chú ý hiện nay khi thực hiện PTBV?

Nói về các giai đoạn phát triển về nhận thức cũng như là hành động của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp hay PTBV doanh nghiệp có thể thấy rằng, những năm 90 đổ về trước đó là giai đoạn cơ bản.

Hiện nay, câu chuyện này cần phải nâng tầm nhận thức, đó là phải đưa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào trọng tâm của doanh nghiệp, các vấn đề như: Ứng phó biến đổi khí hậu, những vấn đề về kỉ nguyên số, an ninh mạng 4.0, những vấn đề về tương lai của việc làm, kinh tế tuần hoàn. Tất cả những cái đó phải được tích hợp trong chiến lược PTBV của doanh nghiệp và trở thành hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, nâng tầm thành chiến lược và tích hợp vào quản trị doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp có thể gắn hoạt động của doanh nghiệp mình với 17 mục PTBV.

Song song với việc thay đổi tư duy, DN cũng cần có những công cụ ưu việt hỗ trợ hoạt động quản trị DN theo định hướng PTBV, như Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI). Bộ chỉ số CSI có thể áp dụng cho tất cả loại hình DN, thậm chí cả DN siêu nhỏ. Đồng thời, CSI cũng có những tiêu chí cụ thể về kinh tế, môi trường, xã hội để DN soi mình vào đó, khoanh vùng được những lỗ hổng trong quản trị, trong hoạt động hiện hành của mình để giảm thiểu rủi ro, hay ngược lại, xác định được những ưu điểm của chính mình và nắm bắt những cơ hội kinh doanh tiềm năng từ đó.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển bền vững phải là “sân chơi” cho mọi doanh nghiệp

    Phát triển bền vững phải là “sân chơi” cho mọi doanh nghiệp

    09:31, 04/07/2018

  • Doanh nghiệp gia đình với chiến lược phát triển bền vững

    Doanh nghiệp gia đình với chiến lược phát triển bền vững

    11:20, 01/07/2018

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững

    Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững

    20:06, 22/06/2018

  • KH&CN mới là nền tảng phát triển bền vững

    KH&CN mới là nền tảng phát triển bền vững

    15:39, 09/05/2018

  • VCCI và UNDP hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

    VCCI và UNDP hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

    14:10, 09/05/2018

- Dù PTBV đã thẩm thấu, lan toả tới cộng đồng doanh nghiệp, nhưng rõ ràng vẫn còn nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn thờ ơ trong câu chuyện này, thưa ông?

Để đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới và thẩm thấu, tích hợp nội dung của 17 mục tiêu PTBV và Chương trình nghị sự 2030…thì các  doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải làm rất nhiều việc.

Vì không có doanh nghiệp nào có thể thực hiện một lúc 17 mục tiêu nên họ cần lựa chọn những mục tiêu phù hợp, chẳng hạn vấn đề về quản trị, nguồn nước hay vấn đề về ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng.... song hành với hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực ra, hiện có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện tốt câu chuyện này như Viettel, Vinamilk, Traphaco, TBS Group, PNJ, SASCO, Bảo Việt, Vietcombank....cùng với các doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Những doanh nghiệp này hiện tại đang làm rất tốt và những doanh nghiệp đạt giải cao trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam. Đây là những ví dụ điển hình của các doanh nghiệp Việt Nam tích hợp nội dung 17 mục tiêu PTBV vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Đây có thể xem là những tấm gương điển hình, những thông lệ tốt để chia sẻ cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí siêu nhỏ tại Việt Nam.

- Để đẩy mạnh thực hiện PTBV trong giai đoạn 4.0, VCCI và VBCSD có mục tiêu gì để đáp ứng yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp cũng như áp dụng được những thông lệ mới của thế giới trong câu chuyện này?

Điều quan trọng nhất của chương trình nghị sự 2030 được 193 thành viên của Liên hợp quốc trong đó có Việt Nam đưa ra là “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Khi triển khai chương trình nghị sự, VCCI cũng mong muốn lan toả thông điệp sẽ không có doanh nghiệp nào bị bỏ lại phía sau. Một điểm quan trọng nữa là các thông lệ tốt, các mô hình kinh doanh tốt trong việc thực hiện PTBV trong các ngành nghề khác nhau, hay như mô hình về kinh tế tuần hoàn; kinh doanh với người có thu nhập thấp.... sẽ được lan tỏa và nhân lên rộng rãi hơn trong nền kinh tế.

VBCSD, VCCI đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhân rộng mô hình và các thông lệ tốt tại doanh nghiệp của mình. Đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác như: Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, các cơ quan thành viên của Liên hợp quốc tại Việt Nam, WB, … ngày càng có nhiều những kinh nghiệm mô hình mới để đưa vào áp dụng ở Việt Nam cho phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

Đây cũng là mong muốn của chính phủ là cộng đồng doanh nghiệp cùng phối hợp, chung tay cùng với chính phủ và các cơ quan liên quan để thực hiện thành công chương trình nghị sự 2030 tại Việt Nam trong đó có nhấn mạnh đến vai trò chủ chốt, vai trò dẫn lối chỉ đường của Chính phủ trong câu chuyện này.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển bền vững thời kỳ 4.0: Sẽ không doanh nghiệp nào bị bỏ lại phía sau
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO