Vốn FDI thận trọng vào dệt may

CHÂU HUỆ 18/09/2020 05:00

Từ đầu năm 2020, những dự án FDI mới trong lĩnh vực dệt may, xơ sợi, dệt nhuộm tại Việt Nam không còn tấp nập như thời gian trước.

Với việc kiểm soát thành công dịch bệnh được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, cùng với môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, Việt Nam được xem là điểm đến của nhiều dòng vốn ngoại sau đại dịch Covid-19.

Ngành dệt may là ngành đóng góp gần 40 tỷ USD cho xuất khẩu, thu hút nhiều tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng theo nhiều ý kiến đánh giá, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư đến Việt Nam trong ngành dệt may là có, nhưng chưa phải lúc này.

lễ động thổ khởi công xây dựng dự án Nhà máy may mặc Fortunate Việt Nam.

Lễ động thổ khởi công xây dựng dự án Nhà máy may mặc Fortunate Việt Nam diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua.

Nhìn vào thực tế cho thấy, so với năm 2019, vốn FDI vào ngành này giảm đáng kể và thiếu vắng những dự án lớn. Gần đây nhất vào tháng 7/2020, Công ty TNHH Thời trang Fortunate Hồng Kông Việt Nam đã khởi công Dự án Nhà máy may mặc Fortunate Việt Nam. Dự án chuyên sản xuất các mặt hàng thời trang may mặc tại Tây Ninh với quy mô 19,2 triệu sản phẩm/năm.

Ngoài ra, cuối tháng 5/2020, Công ty TNHH Texhong Dệt Kim (Hong Kong) được Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy Dệt kim tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà.

Dự án được triển khai trên diện tích đất rộng hơn 249.900 m2, với mục tiêu sản xuất vải dệt kim. Tổng vốn đầu tư dự án là hơn 4.979 tỷ đồng, tương đương 214 triệu USD. Dự án có nhu cầu sử dụng khoảng hơn 2.700 người lao động. Theo kế hoạch, cuối năm 2021, giai đoạn 1 của dự án sẽ đi vào hoạt động, giai đoạn 2 sẽ được hoàn thiện và đi vào vận hành sau đó 20 tháng.

Tháng 2/2020, Công ty TNHH Brotex (Việt Nam) cũng khởi công dự án Nhà máy sản xuất sợi Brotex Khu C - giai đoạn 4 tại Khu công nghiệp Phước Đông (huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh)...

Rõ ràng, mặc dù cũng có những dự án FDI vào Việt Nam những tháng đầu năm 2020 song làn sóng dịch chuyển đầu tư vào ngành dệt may chưa xảy ra khi tổng cầu dệt may toàn cầu chưa tăng lên, diễn biến thị trường vẫn khó đoán định.

Trong khi đó năm 2019, dù thị trường xuất khẩu ít nhiều bị ảnh hưởng do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nhưng 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng vốn đầu tư lớn nhất vào ngành dệt may lần lượt là Hồng Kông (447 triệu USD), Singapore (370 triệu USD), Trung Quốc (270 triệu USD), Hàn Quốc (165 triệu USD), Seychelles (103 triệu USD).

Hiện tại Việt Nam chỉ đáp ứng nội địa từ 47 - 48% và với sự gia tăng dịch chuyển đầu tư của các nước thì ngành có thể nâng lên đạt 67 - 68% trong thời gian tới.

Hiện tại Việt Nam chỉ đáp ứng nội địa từ 47 - 48% và với sự gia tăng dịch chuyển đầu tư của các nước thì ngành có thể nâng lên đạt 67 - 68% trong thời gian tới.

Mặc dù chưa có thống kê cụ thể giống như năm 2019 nhưng nhìn vào con số vốn FDI vào Việt Nam trong 8 tháng qua cho thấy ngành dệt may cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng chung đó. Theo đó, trong 8 tháng năm 2020, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,54 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Vinatex cho biết, “Thời điểm này, nói đến chuyện đầu tư dự án lớn là không hợp lý, nhất là với ngành dệt may, bởi nhu cầu thị trường đã có đâu. Các thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn như Mỹ, EU vẫn đang chật vật chống dịch, sức mua chưa tăng trở lại… Khi nhu cầu hàng hóa thấp, các nhà đầu tư khó có thể nói đến việc xúc tiến đầu tư ra bên ngoài”.

Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may ông Vũ Đức Giang, trước đây Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc được xem là những “cường quốc” dệt may hàng đầu thế giới, nhưng hiện nay, các nước và vùng lãnh thổ này đang giảm dần sản xuất, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Do đó, việc chuyển dịch sản xuất sang các nước khác, trong đó có Việt Nam là điều tất yếu.

“Dòng tiền sẽ chảy vào khi dịch bệnh được khống chế hoặc có vắc-xin, nhu cầu thị trường đi lên - những yếu tố đảm bảo đồng vốn của các nhà đầu tư được bảo toàn”, ông Lê Tiến Trường cho hay.

Việt Nam là một thị trường có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước - sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự dịch chuyển đầu tư này.

Sự dịch chuyển sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài sẽ hỗ trợ dệt may Việt Nam gia tăng tỷ trọng phần cung ứng bị thiếu hụt. Khi đó, các doanh nghiệp trong nước gia tăng tỷ trọng nội địa hóa, được hưởng các ưu đãi đầu tư theo cam kết từ các hiệp định thương mại tự do.

Hiện tại Việt Nam chỉ đáp ứng nội địa từ 47 - 48% và với sự gia tăng dịch chuyển đầu tư của các nước thì ngành có thể nâng lên đạt 67 - 68% trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Đứt gãy chuỗi vì đối tác phá sản, doanh nghiệp dệt may “vạ lây”

    Đứt gãy chuỗi vì đối tác phá sản, doanh nghiệp dệt may “vạ lây”

    05:15, 16/09/2020

  • Doanh nghiệp dệt may đang

    Doanh nghiệp dệt may đang "bế tắc"

    11:00, 25/08/2020

  • Thị trường nội địa sẽ là phao cứu sinh của doanh nghiệp dệt may?

    Thị trường nội địa sẽ là phao cứu sinh của doanh nghiệp dệt may?

    03:55, 24/08/2020

  • Tăng hấp dẫn thu hút đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt may

    Tăng hấp dẫn thu hút đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt may

    15:30, 20/08/2020

  • Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ: Khập khiễng... dệt may

    Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ: Khập khiễng... dệt may

    15:24, 14/08/2020

  • Ngành dệt may tiếp tục gặp khó những tháng cuối năm

    Ngành dệt may tiếp tục gặp khó những tháng cuối năm

    05:30, 11/08/2020

CHÂU HUỆ