Doanh nghiệp dệt may đang "bế tắc"

Diendandoanhnghiep.vn Để giảm bớt chi phí và cầm cự chờ dịch bệnh qua đi, 80% doanh nghiệp trong ngành dệt may đã buộc phải cắt giảm lao động. Phần lớn doanh nghiệp phải tìm mọi cách duy trì hoạt động ở mức 50% công suất.

Ông Nguyễn Hữu Thành, CEO Công ty cổ phần Kết nối châu Âu (Eurolink) chia sẻ, trong khi mảng may mặc cạn kiệt nguyên liệu, đối tác hủy đơn hàng, hàng sản xuất ra khó tiêu thụ, công ty đã phải tìm đến phân khúc khẩu trang để duy trì đơn hàng thì mảng sản xuất giày dép, túi xách gần như bất động.

Công ty phải tính tới việc cắt giảm một nửa số nhân công lao động, tiết giảm mọi chi phí không cần thiết để gắng gượng vượt qua những khó khăn do COVID-19 gây ra.

Để giảm bớt chi phí và cầm cự chờ dịch bệnh qua đi, 80% doanh nghiệp trong ngành dệt may đã buộc phải cắt giảm lao động.

Để giảm bớt chi phí và cầm cự chờ dịch bệnh qua đi, 80% doanh nghiệp trong ngành dệt may đã buộc phải cắt giảm lao động.

Trước hàng loạt khó khăn hiện hữu, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) dự báo, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong những tháng cuối năm tiếp tục giảm từ 14% - 18% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019.

Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn cho hay, tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đã được lên kế hoạch và dự báo khá sát so với kết quả hiện tại. Theo đó, 6 tháng đầu năm chưa phải là thời điểm khó khăn nhất, do kinh tế vẫn còn "sức khỏe" và số ca nhiễm bệnh chưa tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, 2 quý cuối năm mới thật sự là thử thách đối với ngành dệt may.

"Hiện, đơn hàng cho quý IV hầu như chưa có, đây là một thách thức vô cùng lớn cho kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn. Những đơn hàng khẩu trang cũng đã đảo chiều, số lượng không nhiều trong khi giá lại giảm đến mức chỉ vừa đủ chi phí sản xuất", ông Lê Tiến Trường cho biết.

Đại dịch COVID-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến cả hai phía cung và cầu của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dự trữ, giãn cách xã hội, cùng những chính sách thắt lưng buộc bụng của các hộ gia đình.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm đạt 1.895,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước nhưng may mặc giảm 1,2%. Điều này cho thấy, ưu tiên của người dân trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 là nhu cầu về lương thực, thực phẩm chứ không phải quần áo may mặc. Trong điều kiện bình thường, quy mô ngành dệt may Việt Nam đã vượt quá xa nhu cầu nội địa với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 90% và 10% còn lại phục vụ nhu cầu trong nước.

Việc trông đợi vào thị trường nội địa "giải cứu" cho xuất khẩu ngưng trệ là điều không hề dễ dàng. Nếu như các năm trước, GDP tăng 6-7% thì hàng may mặc nội địa có thể tăng 9-10%. Tuy nhiên năm nay, dự kiến GDP chỉ tăng 3-4%, kèm theo thu nhập của doanh nghiệp và lao động giảm, hàng nhập khẩu vào Việt Nam phá giá. Dự kiến, kịch bản tốt nhất tiêu thụ nội địa hàng may mặc tăng không quá 5%, tương đương khoảng 200-250 triệu USD, quá nhỏ so với quy mô xuất khẩu hơn 39 tỷ USD năm 2019 của ngành dệt may Việt Nam.

Bộ Công Thương nhìn nhận, dịch bệnh có thể vẫn tiếp tục kéo dài và chưa biết khi nào sẽ kết thúc, do đó, những tháng cuối năm doanh nghiệp dệt may cần bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa. Đồng thời tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần bố trí lại lực lượng sản xuất, xác định lực lượng lao động chủ lực cần duy trì việc làm và thu nhập để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho rằng: "Chúng ta phải chấp nhận một cuộc chơi mà ngày hôm nay thế này, ngày mai khác rồi, phải hoàn thành những đơn hàng đang có, với chất lượng, năng suất tốt nhất và đúng hạn, để tránh được rủi ro lớn nhất về mặt tài chính là hủy hàng, phải hết sức lưu ý về câu chuyện quản trị sản xuất, đáp ứng tiêu chí, sáng tạo, linh hoạt, thay đổi, thích ứng trong tình hình mới hiện nay".

Sức mua toàn cầu giảm, văn hóa tiêu dùng thay đổi, những tháng cuối năm là thời điểm khó khăn nhất, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải năng động, tìm ra các giải pháp ứng phó với những diễn biến nhanh của tình hình dịch bệnh và thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp dệt may đang "bế tắc" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714299723 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714299723 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10