Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ: Khập khiễng... dệt may

Diendandoanhnghiep.vn Sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ khiến cho ngành dệt may Việt Nam phát triển khập khiễng như... kiềng 2 chân.

LTS: Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng mục tiêu đến 2030, có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.
 
 Đầu tư một vị trí việc làm của công nhân may khoảng 3.000 USD, nhưng đầu tư vị trí công nhân sợi hoặc dệt thì phải mất 200.000 USD. Ảnh: T.L

Đầu tư một vị trí việc làm của công nhân may khoảng 3.000 USD, nhưng đầu tư vị trí công nhân sợi hoặc dệt thì phải mất 200.000 USD. Ảnh: T.L

Dù rất mạnh về dệt và may nhưng khâu nhuộm yếu khiến ngành dệt may Việt Nam như 1 chiếc kiềng chỉ có 2 chân. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam từng thừa nhận rằng: Nguồn cung nguyên liệu ngành dệt may chính là nút thắt lớn trong việc hưởng cơ hội mà EVFTA mang lại. Do vậy, các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của EVFTA sẽ là thách thức với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là khâu dệt, nhuộm.

Minh chứng cụ thể, năm 2019, dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (đạt mức hơn 39 tỷ USD), song ngành này phải bỏ ra 22,3 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu như vải, khóa kéo, phụ kiện… phục vụ sản xuất.

Đây là một nghịch lý, bởi ở các nước phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ thường đi trước một bước hoặc song hành cùng ngành công nghiệp chính, thì ở Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ lại đi sau. Đơn cử như dệt may, các dự án liên quan đến dệt, nhuộm hoàn tất đều không được các địa phương hoan nghênh. Việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải trong dệt nhuộm rất tốn kém, chính vì vậy, các doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Dệt may Việt Nam, hiện trình độ công nghệ trong ngành dệt nhuộm Việt Nam chậm hơn các nước trong khu vực từ 15-20 năm. Do công đoạn nhuộm và hoàn tất của Việt Nam còn kém phát triển nên các doanh nghiệp phải xuất vải mộc và nhập khẩu vải đã qua xử lý về sử dụng.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng phải có cơ chế thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, tạo thành chuỗi liên kết khép kín, thúc đẩy cơ chế xây dựng các khu công nghiệp dệt may có xử lý nước thải hiện đại để chu trình dệt-nhuộm-may hoàn tất. Được biết, Bộ Công Thương đang soạn thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2030 - đó là cơ hội để phát triển thêm 1 chân nữa cho chiếc kiềng 2 chân: dệt - may.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ: Khập khiễng... dệt may tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714234099 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714234099 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10