Nhà ở xã hội “tắc” giải phóng mặt bằng

THIÊN BÌNH 24/09/2020 11:15

Sau hơn 2 năm có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án nhà ở xã hội Thượng Thanh (Long Biên, Hà Nội) và đấu nối hạ tầng khu vực trên địa bàn phường Thượng Thanh vẫn chưa thể thi công xây dựng.

 Đã 2 năm trôi qua dự án Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh vẫn chỉ nằm trên giấy, vị trí dự án là một khu đất trống, bỏ hoang

Hơn 20% diện tích đất còn lại của Dự án Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh chưa thể giải phóng mặt bằng do phường Thượng Thanh cho một cá nhân thuê thầu từ năm 2014 - 2019 chưa trao trả mặt bằng cho dự án

Ngày 28/3/2014, UBND TP. Hà Nội có Công văn số 2203/UBND-GHXDGT gửi các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội; UBND quận Long Biên và Công ty cổ phần Him Lam Thủ đô về việc triển khai thực hiện Dự án Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh.

Bất động vì không hợp tác

Quyết định nêu rõ: “Chấp thuận Công ty cổ phần Him Lam Thủ đô làm chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội Thượng Thanh…”.

Tiếp đó, ngày 18/1/2016, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 275/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng kỹ thuật khu vực - tỷ lệ 1/500. Diện tích nghiên cứu quy hoạch chi tiết khoảng 60.355 m2; dân số dự kiến khoảng: 4.600 người. Trong đó, ngoài mục tiêu đấu nối hạ tầng kỹ thuật phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, dự án còn đáp ứng mục tiêu nhu cầu về nhà ở của phần lớn người dân có mức thu nhập thấp và trung bình đang sinh sống tại khu vực và phụ cận.

Ngày 3/5/2018, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 2110/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án. Theo đó, chấp thuận cho nhà đầu tư Liên danh Công ty cổ phần Him Lam Thủ đô và Công ty cổ phần BIC Việt Nam thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực, có tổng diện tích khoảng 60.355 m2 tại địa chỉ phường Thượng Thanh.

Quyết định chủ trương đầu tư dự án được ban hành vào năm 2018

Quyết định chủ trương đầu tư dự án được ban hành vào năm 2018

Với thiết kế gồm 3 khối nhà ở công trình cao tầng (cao 22 tầng + 1 tầng hầm) tại 03 lô đất CT1, CT2, CT3. Xây dựng công trình ở thấp tầng (cao 5 tầng) tại 02 ô đất TT1, TT2. Xây dựng công trình nhà văn hóa (cao 03 tầng) tại ô đất CC với diện tích đất khoảng 967,6 m2.

Tuy nhiên, suốt từ cuối năm 2016 khi bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng cho đến thời điểm hiện tại, dự án mới chỉ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng được hơn 70% diện tích. Hơn 20% diện tích đất còn lại chưa thể giải phóng mặt bằng là 13.500m2 đất do phường Thượng Thanh cho một cá nhân thuê thầu từ năm 2014 – 2019 đến nay chưa bàn giao.

Trả lời DĐDN, ông Đinh Ngọc Linh - Trưởng Ban quản lý Dự án Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh cho biết, tất cả các thủ tục về hồ sơ thực hiện dự án theo quy định chủ đầu tư đã hoàn thành, chủ đầu tư cũng đã bỏ ra gần 15 tỷ đồng tiền giải phóng mặt bằng nhưng đến nay vẫn bị do một số hộ dân chưa hợp tác trong công tác giải phóng mặt bằng. Việc này không chỉ làm cho dự án chậm tiến độ, lãng phí tài nguyên đất của Nhà nước mà chủ đầu tư còn bị chôn vốn tại dự án.

Doanh nghiệp cần hỗ trợ

Lý giải về vấn đề này, đại diện UBND phường Thượng Thanh thừa nhận có tình trạng dự án không triển khai do vướng trường hợp của bà Lương Thị Thùy Liên đã hết hạn hợp đồng. “Hiện nay chúng tôi đã chuẩn bị các hồ sơ về phương án cưỡng chế trình quận. Phía UBND quận Long Biên cũng đang xin ý kiến TP. Hà Nội để tiến hành cưỡng chế”, vị đại diện này cho hay.

Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội chia sẻ, nhiều dự án nhà ở xã hội tương tự chưa thể triển khai do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn khi người dân không đồng thuận. Nhiều hộ dân trông chờ vào việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 nên không hợp tác trong công tác điều tra, khảo sát, kiểm đếm lập phương án giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư dầu khí Toàn Cầu cho rằng hơn lúc nào hết doanh nghiệp cần có thêm sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải phóng mặt bằng.

Theo đó, đối với các dự án đang gặp khó trong khâu giải phóng mặt bằng do một số hộ dân không chịu di dời, nếu dự án đã bồi thường, giải phóng mặt bằng được khoảng 70 - 80% diện tích trở lên thì Nhà nước nên thực hiện cơ chế thu hồi đất đối với phần diện tích đất dự án còn lại. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai dự án.

Có thể bạn quan tâm

  • Muốn mua nhà ở xã hội phải “đi đêm”: Cơ quan quản lý vào cuộc

    Muốn mua nhà ở xã hội phải “đi đêm”: Cơ quan quản lý vào cuộc

    07:00, 24/09/2020

  • TP.HCM: 5.000 căn nhà ở xã hội

    TP.HCM: 5.000 căn nhà ở xã hội "xuất xưởng" cuối năm

    10:00, 20/08/2020

  • Hà Quang Land huy động vốn trái phép tại dự án nhà ở xã hội HQS

    Hà Quang Land huy động vốn trái phép tại dự án nhà ở xã hội HQS

    18:43, 17/08/2020

  • Dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang: Khách hàng phải chờ đến bao giờ?

    Dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang: Khách hàng phải chờ đến bao giờ?

    05:15, 14/08/2020

  • Nhà ở xã hội AZ Thăng Long: Chủ đầu tư phớt lờ quyết định xử phạt, cư dân nguy cơ bị

    Nhà ở xã hội AZ Thăng Long: Chủ đầu tư phớt lờ quyết định xử phạt, cư dân nguy cơ bị "trục xuất"

    15:04, 03/08/2020

  • Hà Nội: Dự án nhà ở xã hội bỏ hoang suốt 2 năm vì vướng mặt bằng

    Hà Nội: Dự án nhà ở xã hội bỏ hoang suốt 2 năm vì vướng mặt bằng

    08:00, 24/07/2020

THIÊN BÌNH